
-
Thêm nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường bất động sản TP.HCM
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới” -
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài
Với chủ đề "Việt Nam - Thế giới của cơ hội" (Vietnam - A World of Opportunities!), IREC 2018 diễn ra trong 3 ngày (từ 5 - 7/9/2018) tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia và Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng Quốc Gia – Thủ đô Hà Nội với nhiều hoạt động ý nghĩa như: Hội nghị các Hiệp hội Bất động sản thế giới; Các diễn đàn chuyên đề về xu hướng phát triển thị trường bất động sản toàn cầu; Các hội nghị giới thiệu, xúc tiến đầu tư; Triển lãm bất động sản VietBuild cũng nằm trong nội dung của Hội nghị.
Trong 2 ngày 6 – 7/9, IREC 2018 cũng đã diễn ra các phiên thảo luận sôi nổi về Tầm nhìn Quy hoạch, Cách mạng 4.0 cũng như Tương lai của thành phố thông minh trên thế giới và tại Việt Nam.
Lễ rước cờ của các Quốc gia tham dự Hội nghị Bất động sản quốc tế năm 2018. |
Đánh giá tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam, ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nhận định, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối "Đổi mới", nền kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển rất đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP khá cao và ổn định với trung bình trên 7%/năm trong nhiều năm qua.
Đối với thị trường bất động sản Việt Nam, tuy mới hình thành nhưng đã có bước phát triển tích cực, làm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao mức sống của nhân dân. Riêng lĩnh vực nhà ở, trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay, mỗi năm Việt Nam đã phát triển mới được trung bình khoảng hơn 70 triệu m2 sàn nhà ở, đến nay, cả nước ước tính có khoảng 2,1 tỷ m2 nhà ở, nâng diện tích nhà ở bình quân đầu người từ 9,7 m2/người năm 1999 lên 23,7 m2 vào tháng 6/2018.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo các Bộ, ngành. |
Theo ông Nguyễn Văn Sinh, trong trung và dài hạn, Việt Nam sẽ là một điểm đến hấp dẫn để đầu tư kinh doanh bất động sản, do nhu cầu về bất động sản như: nhà ở, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại, bất động sản nghỉ dưỡng... của Việt Nam vẫn còn rất lớn. Chính vì thế, theo ông Sinh việc tổ chức Hội nghị bất động sản quốc tế lần này được coi là "cơ hội vàng" để nhìn lại, thảo luận và đưa ra các xu hướng phù hợp, đặc biệt là tại quốc gia chủ nhà Việt Nam. Với sự hiện diện ngày càng nhiều của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc.
“Hy vọng rằng, qua Hội nghị Bất động sản Quốc tế IREC 2018 cởi mở hôm nay, mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các doanh nghiệp trên thế giới với Việt Nam sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài nói chung cũng như các nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản nói riêng gia tăng đầu tư vào Việt Nam”, ông Nguyễn Văn Sinh kết lời.
Ở góc nhìn doanh nghiệp, ông Trần Đạo Đức, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CEO Group nhận định có thể nói, IREC 2018 sẽ là điểm nhấn khơi dậy tiềm năng và thúc đẩy bất động sản phát triển lành mạnh hơn, bền vững hơn, đóng góp xứng đáng hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đây cũng là cơ hội cho các đơn vị kết nối đầu tư, khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, mối quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp bên cạnh những nguồn vốn dồi dào từ nhà đầu tư ngoại, thì cần hơn cả chính là kinh nghiệm và nền tảng công nghệ, quản trị tiên tiến. Điều này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp không nhỏ trong việc tăng tính cạnh tranh, cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm, do vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng.
Trong 10 năm qua, thị trường bất động sản đã đón nhậnsức hút của thị trường đối với các tổ chức, cá nhân nhà đầu tư nước ngoài. Thống kê từ Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến cuối năm 2017, FDI đăng ký tích lũy đạt xấp xỉ 318,72 tỷ USD. Riêng vốn đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bất động sản đạt 53,2 tỷ USD.
Tính trong 8 tháng đầu năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 24,35 tỷ USD, tăng 4,2 % so với cùng kỳ 2017. Trong đó, tổng vốn đầu tư lĩnh vực bất động sản đạt 5,9 tỷ USD, chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ 2 trong 17 ngành lĩnh vực, và chỉ đứng sau lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Giới đầu tư Hà Nội lại “phát sốt” với bất động sản Đà Nẵng -
Bình Định: Xây dựng tuyến đường vào Khu du lịch Vinpearl Quy Nhơn -
Quãng đường di chuyển từ trung tâm Sài Gòn đến Đại Phước Lotus được rút ngắn -
Sống ở đâu để con trẻ phát triển toàn diện? -
Phê duyệt quy hoạch 1/500 Tổ hợp Trung tâm dịch vụ, thương mại và nhà ở số 148 Giảng Võ -
Sắp có thêm một khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Phan Thiết -
FLC Star Tower "nóng rẫy" trước giờ mở bán
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp