Hợp nhất Quảng Nam - Đà Nẵng: Bệ phóng cho đô thị đa ngành, đẳng cấp quốc tế
N.L - 16/05/2025 11:15
 
Từ “thành phố đáng sống”, Đà Nẵng đang bước vào một kỷ nguyên phát triển toàn diện, khi việc hợp nhất với Quảng Nam, mở rộng dư địa vươn mình thành trung tâm kinh tế - tài chính - công nghệ mang tầm quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
Đà Nẵng đang bước vào một kỷ nguyên phát triển toàn diện, thu hút đầu tư, nhân lực và các dòng vốn toàn cầu.

Từ thành phố đáng sống đến đô thị toàn cầu

Suốt nhiều năm liên tiếp, Đà Nẵng được các tổ chức quốc tế vinh danh là thành phố đáng sống hàng đầu tại Việt Nam. Mới đây, thành phố biển này được Công ty tư vấn kinh tế, du lịch nổi tiếng Resonance Consultancy (Canada) xếp hạng trong top 100 thành phố tốt nhất châu Á - Thái Bình Dương 2025.  Tổ chức đánh giá, Đà Nẵng đã vươn mình trở thành một trong những thành phố năng động nhất Việt Nam.

Sức hút của thành phố này tiếp tục được củng cố nhờ làn sóng phát triển các dự án nghỉ dưỡng cao cấp và sự hiện diện ngày càng nhiều của các thương hiệu khách sạn quốc tế. Đà Nẵng hiện nằm trong Top 10 về đời sống về đêm và Top 25 về lượng đánh giá trên Tripadvisor, cho thấy sức hấp dẫn bền vững đối với du khách trong nước và quốc tế.

Về kinh tế, Đà Nẵng là một trong những thành phố tiên phong trong chiến lược đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới toàn cầu. Địa phương hiện có tỷ lệ thất nghiệp thấp thứ 4 trong bảng xếp hạng, đồng thời là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và sản xuất. Trong đó, khu Công nghệ cao Đà Nẵng vừa hoàn thành vào năm 2022 với tổng vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD đã thu hút nhiều tên tuổi lớn như Universal Alloy Corporation và Fujikin chọn làm nơi đặt nhà máy quy mô lớn.

Bên cạnh những lợi thế sẵn có, Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội lịch sử khi sáp nhập hành chính với một số vùng thuộc tỉnh Quảng Nam, biến thành phố biển này thành trung tâm kinh tế - đô thị quy mô lớn, có sức cạnh tranh trực tiếp với các đô thị lớn trong khu vực… Theo đề án đang được thảo luận, Đà Nẵng mới dự kiến có diện tích tự nhiên hơn 11.859 km2 - lớn nhất trong số 6 thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô dân số sau sáp nhập hơn 2,77 triệu người. Vùng kinh tế mở rộng Đà Nẵng sau sáp nhập sẽ bao phủ các khu công nghiệp lớn như Điện Nam - Điện Ngọc, Chu Lai… kết nối với các cảng biển, sân bay quốc tế, tạo thành là “tam giác vàng” về logistics - sản xuất - dịch vụ, giúp thành phố đóng vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Về kinh tế, sau hợp nhất, tổng GRDP của vùng mở rộng đạt trên 280.000 tỷ đồng, ước tính theo số liệu 2023. Đây là nền tảng của một đơn vị hành chính - kinh tế tầm vóc để thu hút dòng vốn đầu tư quy mô lớn từ các ngân hàng quốc tế, quỹ đầu tư, tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm trung tâm mới tại Đông Nam Á.

Theo giới chuyên gia, sau hợp nhất, Đà Nẵng không chỉ mở rộng quy mô mà còn hội tụ các yếu tố cốt lõi của một đô thị toàn cầu, từ du lịch biển, môi trường sống xanh, nghệ thuật công cộng, đến nguồn nhân lực chất lượng và kinh tế công nghệ cao. Những đặc điểm này giúp Đà Nẵng tiệm cận với các trung tâm kinh tế hàng đầu khu vực như Singapore hay Brisbane (Úc), nơi hội tụ du lịch cao cấp, đô thị thông minh và môi trường quốc tế hóa. Đây chính là nền tảng để Đà Nẵng trở thành "siêu đô thị đáng sống và đáng đầu tư" trong tương lai.

Điều này cũng phù hợp với mục tiêu mà lãnh đạo Đà Nẵng đưa ra, phấn đấu đến năm 2030 trở thành “đô thị sinh thái, hiện đại và thông minh, thành phố đáng sống” - nơi cư dân được tận hưởng chất lượng sống cao trong một môi trường phát triển bền vững. Xa hơn, đến năm 2050, thành phố hướng tới vị thế đô thị quốc tế - không chỉ sinh thái và thông minh, mà còn giàu bản sắc, sáng tạo, nhân văn và có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bất động sản nhà ở cao cấp đón đầu lợi thế sáp nhập

Việc hợp nhất không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản Đà Nẵng. Khi quy mô tăng, hạ tầng bứt phá, động lực kinh tế lan tỏa mạnh mẽ, thành phố tiếp tục củng cố vị thế điểm đến hấp dẫn của các lớp dân cư mới, đặc biệt là nhóm người trẻ, chuyên gia công nghệ, lao động chất lượng cao trong nước và quốc tế. Làn sóng di dân không chỉ gia tăng mật độ dân số đô thị mà còn thổi luồng sinh khí mới vào thị trường nhà ở, đặc biệt là phân khúc bất động sản cao cấp. Thế hệ cư dân năng động hơn cũng đồng nghĩa với nhu cầu về nhà ở, dịch vụ, tiện ích cao cấp sẽ tăng theo, mở ra cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản tiêu chuẩn quốc tế.

Theo báo cáo của DKRA Consulting, thị trường bất động sản nhà ở khu vực Đà Nẵng và vùng phụ cận những tháng đầu năm 2025 ghi nhận sự cải thiện về nguồn cung. Sức cầu thị trường chung duy trì đà hồi phục, tập trung ở phân khúc căn hộ.

Trong dòng chảy phát triển đó, sự hiện diện của những nhà phát triển bất động sản tiêu chuẩn quốc tế là tín hiệu cho thấy niềm tin dài hạn vào thị trường. Gần đây, nhà phát triển bất động sản hàng hiệu đẳng cấp quốc tế Masterise Homes đã có những bước đi đầu tiên ở thị trường Đà Nẵng, sau hơn một thập kỷ phát triển với hàng loạt dự án thành công tại thị trường TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng. Dự án mới nằm tại khu vực quận Hải Châu, được đánh giá là vị trí đắc địa nối giữa Đà Nẵng và Hội An.

Dự án mới do Masterise Homes phát triển tại trung tâm quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Ảnh: Masterise Homes

Điều đó cho thấy sự dịch chuyển và tầm nhìn chiến lược của các nhà phát triển khi chủ động đón đầu tiềm năng thị trường đang bừng sáng của Đà Nẵng. Điều này không chỉ giúp thị trường bất động sản Đà Nẵng trở nên sôi động hơn mà còn nâng cao chất lượng và chuẩn sống cao hơn để đáp ứng nhu cầu của nhóm nhân lực chất lượng cao và giới tinh hoa trong tương lai.

Với những động lực vững chắc tới từ kinh tế, hạ tầng, nhu cầu thị trường và sự đồng hành của các nhà phát triển bất động sản uy tín, Đà Nẵng trong tương lai sẽ quy tụ những dự án bất động sản cao cấp, góp phần thay đổi diện mạo trong kỷ nguyên phát triển mới.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản