-
Chưa thể bớt lo với tiền sử dụng đất -
Đà Nẵng quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn và đô thị -
Một số ngân hàng giảm lãi vay mua nhà trong tháng 10/2024 -
Keller Williams Việt Nam - VNARP - VBI Global tổ chức Chuỗi sự kiện kết nối kinh doanh và đầu tư bất động sản quốc tế 2024 -
Phiên đấu giá đất Quốc Oai kéo dài gần 20 tiếng, giá cao nhất là 54 triệu đồng/m2 -
Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball -
Thực thi Luật Đất đai 2024 vẫn thấy vướng
Chiều ngày 28/7, Hiệp hội Bất động sản TP. Cần Thơ tổ chức “Diễn đàn Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2022: Cơ hội - Thách thức”.
Diễn đàn Bất động sản Tây Nam Bộ năm 2022 |
Trình bày Báo cáo thị trường bất động sản Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2022 tại Diễn đàn, bà Nguyễn Thị Hoàng Hoa, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ cho rằng, thị trường BĐS Tây Nam Bộ được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển.
Lý do được đề cập là Vùng đang được Trung ương quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, như: tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông xe vào tháng 4/2022; cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023, Cảng biển Trần Đề được quy hoạch định hướng đầu tư trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng đang được triển khai đầu tư và nhiều tuyến cao tốc khác được quy hoạch xây dựng theo trục dọc - ngang kết nối nội vùng, liên vùng ĐBSCL…
Cùng với đó, những đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu cũng như tiềm năng phát triển nông nghiệp, xuất khẩu thủy hải sản và thu hút FDI lĩnh vực công nghiệp, năng lượng sạch, logistics… , thị trường bất động sản Tây Nam Bộ sẽ là điểm đến hấp dẫn dành cho nhà đầu tư cả nước, trong ngắn hạn và trung hạn.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Hoa, Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS TP. Cần Thơ trình bày Báo cáo thị trường BĐS Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm 2022 |
Theo phân tích của bà Hoa, với các ưu thế đó, vùng Tây Nam Bộ có tiềm năng phát triển bất động sản công nghiệp và nhà ở phụ cận khu công nghiệp; bất động sản sinh thái miệt vườn; đại đô thị đa tiện ích cần nhiều quỹ đất và căn hộ chung cư cao cấp trung tâm các thành phố lớn.
Trong 6 tháng đầu năm nay, nguồn cung bất động sản trong vùng là 6.500 sản phẩm; số lượng giao dịch là 2.550 sản phẩm; tỷ lệ hấp thu là 39%.
Nguồn cung mới theo các loại hình sản phẩm trong khu vực gồm: đất nền chiếm 45%, nhà phố chiếm 27%, căn hộ chiếm 25% và shophouse chiếm 4%. Trong đó, mức giá cao nhất là shophouse dao động từ 26 - 80 triệu đồng/m2; nhà phố có giá từ 25 - 65 triệu đồng/m2; căn hộ có giá từ 18 - 35 triệu đồng/m2 và đất nền có giá từ 9 - 45 triệu đồng/m2.
So với các vùng khác, giá đất ở vùng Tây Nam bộ còn tương đối “mềm”. Cụ thể, giá đất nền trong dự án ở Cần Thơ dao động từ 35 - 60 triệu đồng/m2, ở TP. Vĩnh Long từ 9 - 20 triệu đồng/m2, TP. Long Xuyên từ 17 - 23 triệu đồng/m2…
Thông tin về tình hình giao dịch bất động sản trên địa bàn, ông Phạm Văn Luận, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội bất động sản TP. Cần Thơ cho biết, sau thời gian trầm lắng vì dịch COVID-19, thị trường TP. Cần Thơ đã tái khởi động trở lại. Những dự án được đầu tư tốt, hoàn thành hạ tầng và có đầy đủ pháp lý gần trung tâm thành phố, gần lộ lớn có giá bình quân từ 40 - 60 triệu đồng/m2. Dự án nằm lớp trong, tiếp giáp lộ nhỏ có mức giá từ 19 - 30 triệu đồng/m2, mức giá này tăng khoảng 7 - 10% trong vòng 2 năm qua.
Theo số liệu của Sở Tư pháp TP. Cần Thơ, dựa trên nguồn tổng hợp của các Văn phòng công chứng trên địa bàn, lũy kế lượng giao dịch BĐS phát sinh trong cả năm 2021 về đất nền hơn 6.000 nền; giao dịch về nhà ở riêng lẻ 1.228 căn; 221 căn hộ chung cư. Ngoài ra, còn hơn 200 giao dịch về cho thuê mặt bằng thương mại, dịch vụ.
Theo ông Phạm Văn Luận, thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm 2022 gặp khá nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên trong tương lai gần sẽ dần được tháo gỡ về nguồn vốn bất động sản, cũng như khơi thông dòng chảy đầu tư về khu vực Tây Nam Bộ thông qua triển vọng về cơ sở hạ tầng giao thông đang được đẩy mạnh và dòng vốn đầu tư FDI tiếp tục đổ về TP. Cần Thơ cũng như khu vực.
Riêng tại TP. Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, cuối năm 2022 và 2023, nguồn cung sẽ rộng mở hơn với các dự án nhà ở thương mại được phê duyệt cấp phép và đủ điều kiện giới thiệu ra thị trường.
Theo kế hoạch phát triển nhà ở của TP. Cần Thơ, dự kiến trong năm 2022 sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư 10 dự án nhà ở thương mại; trong đó có 2 dự án chung cư với 1.374 căn hộ với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 245.000m2; 2 dự án nhà ở xã hội với 714 căn với tổng diện tích sàn xây dựng 49.962m2 hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2022.
Về tiềm năng các phân khúc sản phẩm mới, ông Phạm Văn Luận cho rằng, ngoài bất động sản công nghiệp, bất động sản khu đô thị đa tiện ích, bất động sản sinh thái miệt vườn, thì căn hộ chung cư sẽ là sản phẩm chủ đạo tại TP. Cần Thơ giai đoạn cuối năm 2022 và 2023.
Trong đó, đáng chú ý là sự xuất hiện các dự án căn hộ cao cấp tạo môi trường sống với đầy đủ các tiện ích, tiện nghi… nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
TS. Cấn Văn Lực phát biểu tại Diễn đàn BĐS Tây Nam Bộ năm 2022 |
Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia cũng đồng tình với quan điểm cho rằng, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như thị trường bất động sản.
Điều này thấy rõ sau khi Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 91/NQ-CP ngày 25/72022 triển khai Nghị quyết 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1… cũng đã mở ra những cơ hội phát triển mới cho Vùng.
Tuy nhiên, để tận dung cơ hội, đối với doanh nghiệp và Hiệp hội bất động sản, TS. Cấn Văn Lực gợi ý, ngoài tín dụng, doanh nghiệp cần lưu tâm, linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác (phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chương trình ESOP, cổ phiếu quỹ, quỹ REIT, trái phiếu công trình; thuê tài chính…).
Bên cạnh đó, hướng tới minh bạch, chuyên nghiệp, nhất là hồ sơ tín dụng, hồ sơ phát hành chứng khoán, thực hiện các cam kết, chuẩn hóa đội ngũ quản lý và nhân sự bán hàng, dịch vụ… Ông Lực cũng khuyến nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động kiến nghị, phản biện chính sách.
-
Vẫn để hai phương án về đất xây dựng nhà ở xã hội -
Chủ đầu tư tặng kim cương, vàng cây cho khách mua nhà "tháng cô hồn" -
Vì sao nhiều dự án khu đô thị tại Khu kinh tế Nhơn Hội “vắng bóng” cư dân? -
Bất động sản công nghiệp không ngừng tăng sức hấp dẫn -
Đảm bảo tính thống nhất, khoa học và khả thi trong hệ thống pháp luật đất đai -
Bình Định đề nghị bổ sung hai quy định liên quan đến dự án bất động sản -
Cần lộ trình hợp lý để làm khu công nghiệp ESG
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/10 -
2 “Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
3 Dân than khổ vì doanh nghiệp siết chặt mua bán vàng -
4 Bình Dương giao đất không qua đấu giá, nguy cơ thất thoát hơn 220 tỷ đồng -
5 EVN lỗ nặng vì mua cao, bán thấp
-
Rà soát cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ Cambridge International -
Nam Định yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định về khai thác cát -
“Phơi sáng” những khối tài sản “tối” liên quan Trương Mỹ Lan - Bài 1: Phi vụ thâu tóm 1.800 ha đất và “ẵm” 15.000 tỷ đồng trái phiếu -
Thất thu ngân sách tại dự án Amber Riverside 622 Minh Khai, Hà Nội
- SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
- 100 doanh nghiệp tham gia hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận tại Đồng Nai
- Doanh nhân trẻ tạo dấu ấn trong sản xuất kinh doanh và hoạt động xã hội
- Nhật Bản: Điểm sáng cho nhân sự ngành ICT trong bối cảnh toàn cầu
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm