-
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
Theo TS. Cấn Văn Lực, trong bối cảnh đa số dòng vốn ngoại đã rút khỏi thị trưởng mới nổi, cả đầu tư cổ phiếu và trái phiếu, Việt Nam là nước duy nhất không bị rút mà còn tăng một chút là điều hết sức may mắn. |
Trao đổi với doanh nghiệp đầu tư bất động sản trong khuôn khổ Hội nghị bất động sản Việt Nam-VRES 2018 tại Hà Nội giữa tuần qua, Chuyên gia Kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho biết, thách thức kinh tế thế giới năm 2018 và 2019, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được xếp vào yêu tố rủi ro hàng đầu.
“Việc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng leo thang không chỉ ảnh hưởng tới hai quốc gia làm chủ cuộc chơi mà còn tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Đa số dòng vốn ngoại đã rút khỏi thị trưởng mới nổi, cả đầu tư cổ phiếu và trái phiếu. Rất may, Việt Nam là nước duy nhất không bị rút mà còn tăng một chút”, ông Lực chia nói.
Đánh giá tổng quan chung của doanh nghiệp bất động sản trong năm 2018, TS. Cấn Văn Lực khẳng định, các doanh nghiệp địa ốc nhìn chung đã phát triển tốt. Cụ thể, mới 11 tháng, nhưng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào bất động sản Việt Nam đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2017.
Cùng với đó, lượng vốn đăng ký vào bất động sản chiếm khoảng 33% vốn đăng ký mới, đứng thứ 2 trong các ngành nghề. Đến thời điểm này, mặc dù số vốn FDI đăng ký có giảm nhưng giải ngân lại tăng đạt 16,5 tỷ USD (tăng khoảng 3% so với cùng kỳ 2017), và thị trường bất động sản hưởng lợi rất lớn từ nguồn vốn này.
Từ các phân tích trên, ông Lực khẳng định, 2019 là năm của kinh doanh số và năng suất lao động. Vì thế, các doanh nghiệp bất động sản cần tận dụng "cơ hội vàng" này để có những hoạch định, giải pháp cụ thể góp phần đầu tư phát triển hiệu quả.
“Trong bối cảnh đó, bất động sản nhà ở sẽ có những ảnh hưởng nhất định, từ phân khúc cao cấp dành cho người nước ngoài đến phân khúc giá rẻ dành cho công nhân, người lao động ngoại tỉnh, đặc biệt là những nơi có nhiều khu công nghiệp”, TS. Cấn Văn Lực chia sẻ.
Riêng với bất động sản nghỉ dưỡng, ông Lực cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung ít nhiều có ảnh hưởng đến bất động sản du lịch nghỉ dưỡng. "Tuy nhiên, không có gì đáng để quan ngại, chỉ trừ khi chúng ta có chiến tranh thương mại với một nước nào đó thì thị trường này mới bị tác động mạnh," ông Lực nhấn mạnh.
Phân tích cụ thể hơn về thị trường bất động sản các vùng, ông Lực cho rằng năm 2019, bất động sản công nghiệp ở miền Bắc sẽ chịu biến động lớn hơn vì gần Trung Quốc, thuận lợi cho việc dịch chuyển nhà xưởng. Một số tỉnh thành miền Bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh, và có thể là cả Bắc Ninh, Bắc Giang hay Hưng Yên cũng sẽ là điểm dừng chân của làn sóng dịch chuyển này.
Trong tương lai, thị trường bất động sản phía Bắc cũng sẽ sôi động hơn so với trước. Sự phát triển của các khu công nghiệp, bất động sản công nghiệp tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của bất động sản nhà ở và thương mại ở các địa bàn này.
Còn ở phía Nam, xu hướng chung cư hạng sang và siêu sang sẽ tiếp tục nổi lên trong năm 2019 (với mức giá cao hơn Hà Nội) nhưng nguồn cung hạn chế. Phân khúc chung cư bình dân sẽ tiếp tục được quan tâm tìm kiếm nhiều nhất.
Đối với các tỉnh lân cận TP Hồ Chí Minh như Long An, Bình Dương, Đồng Nai, ông Lực nhận định, dù đang có dấu hiệu giảm nhiệt nhưng thời gian tới sẽ đột biến phát triển khi quỹ đất của TP Hồ Chí Minh không còn nhiều.
Tương tự, ở phía Bắc, các tỉnh vệ tinh như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam cũng sẽ là những thị trường rất sôi động.
"Mặc dù cơ hội sẽ nhiều hơn thách thức nhưng thị trường vẫn có những diễn biến phức tạp, cạnh tranh rất khốc liệt. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để ứng phó với các kịch bản của năm 2019. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến giải pháp về kinh tế số, số hóa bất động sản để nâng cao hiệu suất, hiệu quả trong điều hành", ông Lực khuyến nghị.
-
Thị trường căn hộ sốt nóng, dự án nào đang chiếm sóng? -
Hà Nội duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn hơn 500 ha -
Tiềm năng kinh doanh vô hạn tại Vincom Shophouse Diamond Legacy -
Hà Nội phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị đợt 3 -
Bất động sản dòng tiền - Xu hướng đầu tư mới 2024 -
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhiều ô đất tại 6 quận, huyện -
Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch Khu đô thị ven biển 260 ha
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững