-
Thực thi Luật Đất đai 2024 vẫn thấy vướng -
Lượng chung cư mới Hà Nội tăng nhưng giá nhà vẫn không giảm -
Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp -
Kiến nghị không cho phép lập dự án dưới hình thức phân lô bán nền tại TP.HCM -
1/3 dự án bất động sản vướng mắc tại TP.HCM liên quan đến tài chính -
Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung ban hành văn bản quy định Luật Đất đai -
Nghệ An quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
Ảnh minh họa |
Điểm đen ùn tắc
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đoạn giáp ranh TP.HCM đến TP. Thủ Dầu Một (dài 12,6 km) vừa được UBND tỉnh Bình Dương và chủ đầu tư - Tổng công ty Becamex IDC khởi công cuối tháng 4/2022.
Theo đó, Quốc lộ 13 sẽ được mở rộng thêm 2 làn xe về bên phải, hướng từ TP.HCM đi Bình Dương, để tuyến đường đạt quy mô 8 làn xe, nền đường rộng 40,5 m. Dự án có tổng mức đầu tư 1.367 tỷ đồng, được triển khai theo hình thức BOT. Ngoài ra, dọc tuyến này cũng sẽ có thêm các dự án xây cầu vượt, hầm chui tại các nút giao thông lớn.
Sở dĩ Bình Dương quyết tâm đầu tư nâng cấp Quốc lộ 13 bởi đây là tuyến đường quan trọng bậc nhất cho sự phát triển của tỉnh, đồng thời kết nối các tỉnh Tây Nguyên với TP.HCM.
Trong khi Bình Dương đã khởi động nâng cấp Quốc lộ 13, thì TP.HCM dường như vẫn chưa có giải pháp để gỡ “nút cổ chai” ở cửa ngõ hướng từ Tây Nguyên về TP.HCM. Vào giờ cao điểm, trên Quốc lộ 13 đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu, hàng ngàn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm chạp, cả rừng người nhích từng chút một trong khói bụi.
Đoạn đường này luôn trong tình trạng quá tải bởi đây là tuyến đường ngắn nhất từ trung tâm TP.HCM đi Bình Dương, lượng lớn công nhân làm việc trong Khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) phải di chuyển qua con đường này.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP.HCM cho biết, Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đoạn qua TP.HCM là dự án mang tính chất liên kết vùng, thuộc nhóm ưu tiên triển khai đầu tư trong Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của TP.HCM. Tuy nhiên, hiện nay, loại hình đầu tư theo hình thức BOT không còn phù hợp, vì Dự án nằm trên tuyến đường cũ, chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn. Do đó, TP.HCM sẽ nghiên cứu đầu tư mở rộng tuyến đường này bằng vốn đầu tư công từ nay đến năm 2030.
Ngoài việc nghiên cứu nguồn vốn để cân đối cho Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, theo ông Lâm, TP.HCM đang xem xét phương án phát hành trái phiếu địa phương để xây dựng hạ tầng đô thị nhằm thực hiện dự án này.
Tạo sức bật mới
Quốc lộ 13 được mở rộng đã tạo sức bật cho hàng loạt khu công nghiệp, đô thị, dịch vụ chạy dọc tuyến đường này. Chỉ tính riêng đoạn qua TP. Thuận An và TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã có hàng chục dự án nhà ở, căn hộ thương mại… như Roxana Plaza, Marina Tower, Astral City, Chung cư Lê Phong, Habitat (3 giai đoạn), Lavita Hưng Thịnh, Happy One Vạn Xuân, C-Skyview… Trên các tuyến xương cá dọc Quốc lộ 13, nhiều dự án đang được xây dựng rầm rộ.
Một số chủ đầu tư nước ngoài cũng không đứng ngoài cuộc. Chẳng hạn, Tập đoàn S P Setia (Malaysia) đang tập trung triển khai Dự án Eco Xuân tọa lạc ngay mặt tiền Quốc lộ 13. Đây là tổ hợp căn hộ, nhà phố, văn phòng, shophouse, giáo dục với tổng diện tích toàn khu 10,8 ha.
Theo khảo sát của phóng viên Báo Đầu tư, các dự án dọc trục Quốc lộ 13 hiện có giá khoảng 40 - 50 triệu đồng/m2. Dự báo, mức giá này còn tiếp tục tăng khi Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 đẩy mạnh triển khai và hoàn thành.
Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group - doanh nghiệp chuyên phát triển dự án bất động sản tại Bình Dương nhận định, việc mở rộng Quốc lộ 13 không chỉ tạo nền tảng cho các dự án bất động sản, mà còn có ý nghĩa tạo sự gắn kết về kinh tế, lưu thông hàng hóa giữa TP.HCM với Bình Dương.
“Khi tuyến đường nối TP.HCM và Bình Dương thông thoáng hơn, xu hướng giãn dân ra vùng vệ tinh của TP.HCM sẽ được hiện thực hóa”, ông Phúc khẳng định.
Dự báo về thị trường bất động sản Bình Dương trong thời gian tới, bà Trần Thị Cẩm Tú, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Eximrs nhấn mạnh, TP. Dĩ An và TP.Thuận An tới đây sẽ là đầu tàu và đón lượng lớn người lao động tại các khu công nghiệp cùng cư dân từ TP.HCM, bởi số lượng người dân TP.HCM có tâm lý muốn giãn ra ngoại thành và các đô thị vệ tinh rất lớn. Nếu “nút cổ chai” trên Quốc lộ 13, đoạn qua TP.HCM được tháo gỡ, các dự án bất động sản trong khu vực sẽ được khơi thông điểm nghẽn, thị trường sẽ có thêm sức bật mới.
-
Giá nhà cần được giảm thêm; Cà Mau có dự án NƠXH 1.000 tỷ; Gamuda “thay tên đổi họ” dự án -
Chung cư “chiếm sóng” -
Giá nhà quá cao, doanh nghiệp đổ tại “chi phí không tên” -
Người trẻ đã ngán cảnh sống trong “rừng bê tông” -
Lâm Đồng quy định điều kiện, tiêu chí tách thành dự án bất động sản độc lập -
Đất nền và nhà phố, biệt thự nhường ngôi cho chung cư -
Phú Yên “nhắc nhở” doanh nghiệp môi giới bất động sản chưa thực hiện đúng quy định
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 13/10 -
2 Đầu tư tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh -
3 Thủ tướng: Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả -
4 Nền kinh tế tăng tốc để về đích kế hoạch năm 2024 -
5 Hà Nội công bố 5 dự án được phép bán cho người nước ngoài, đa phần là chung cư cao cấp
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk
- Đất Xanh Miền Bắc hợp tác với Tập đoàn TTP tại dự án Green Dragon City
- Giá trị thương hiệu FPT đạt xấp xỉ mốc 1 tỷ USD
- Family Medical Practice sẽ chính thức triển khai kỹ thuật chụp nhũ ảnh 3D kết hợp trí thông minh nhân tạo
- Bee Logistics được vinh danh ở hạng mục PIS tại ASEAN Business Awards 2024
- Doanh nghiệp ngành logistics "nhanh chân" chuyển đổi số