-
Hà Nội: Huyện Thanh Oai tiếp tục mở đấu giá đất, liệu có lập đỉnh mới? -
Hàng tỷ USD vốn ngoại đang đổ vào bất động sản Việt Nam -
“Nín thở” chờ bảng giá đất mới -
Gia tăng lượng bất động sản tồn kho khu vực phía Nam -
Hải Dương quy định hạn mức đất ở tại đô thị và nông thôn -
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm tra bất động sản có yếu tố thổi giá; Đầu tư địa ốc dễ thành công hơn chứng khoán? -
Quận Ba Đình xây mới khu tập thể cũ, người dân được đền bù thế nào?
Ảnh minh họa |
Bức tranh đa sắc của cổ phần hoá
Năm 2021-2022 là giai đoạn khởi sắc và đầy sôi động ở nhiều thị trường tài chính, nhưng lại ảm đạm trong một thời gian dài ở mảng khác của bức tranh: cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước. Báo cáo của Chính phủ cho biết, đã ghi nhận 4 doanh nghiệp cổ phần hóa trong năm 2021 với tổng giá trị doanh nghiệp là 333 tỷ đồng và bổ sung thêm vỏn vẹn 1 doanh nghiệp (tổng giá trị 309 tỷ đồng) trong năm 2022.
Xét về số doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án Cơ cấu lại doanh nghiệp theo Quyết định số 360/QĐ-TTg ngày 17/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, con số cũng chỉ là 27 doanh nghiệp tính đến ngày 25/4/2023. Lũy kế năm 2021-2022, số thu từ bán vốn nhà nước của Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp nộp về ngân sách nhà nước năm 2021 là 1.000 tỷ đồng; số thu từ bán vốn nhà nước trong năm 2022 là 3.848 tỷ đồng.
Năm 2022, chỉ thoái vốn nhà nước tại một doanh nghiệp với giá trị 195 tỷ đồng, thu về 390 tỷ đồng. Các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại 31 doanh nghiệp với giá trị là 688,7 tỷ đồng, thu về 3.900,6 tỷ đồng.
Chia sẻ tại Tọa đàm “Chính sách pháp luật cổ phần hóa - những vấn đề đặt ra”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức mới đây, chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong cũng chỉ ra rằng, cổ phần hoá là chủ trương từ rất sớm, có giai đoạn tăng tốc, có giai đoạn trầm lắng. Nhìn cả quá trình, số lượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm về căn bản, song cũng theo TS. Nguyễn Minh Phong, dù giảm về số lượng, nhưng lượng tài sản đưa ra không nhiều, khi mới giảm khoảng 10% tổng tài sản do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ.
Đánh giá về bức tranh cổ phần hoá và thoái vốn nhà nước, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế cho rằng, không nên chỉ xét về giai đoạn, mà nhìn rộng hơn bức tranh với nhiều màu sắc tương phản, có doanh nghiệp hoạt động tốt, một số doanh nghiệp không như mong muốn.
Bên cạnh các kết quả đạt được, các chuyên gia cho rằng, quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo cả về lượng và chất..
Cân nhắc tách đặc quyền thuê “đất vàng”
Mổ xẻ lý do những tồn tại trong quá trình cổ phần hoá, các chuyên gia cho rằng, có nguyên nhân từ pháp luật và thực thi pháp luật; đồng thời, chất lượng thông tin, chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng, chưa tạo sự tin cậy cho nhà đầu tư; cùng những lúng túng trong các vấn đề pháp lý về đất đai, về quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo về tài chính…
Theo ông Hoàng Minh Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, với phạm vi lớn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực pháp luật, khó tránh khỏi có những điểm sơ sót. Tuy nhiên, cùng một hệ thống pháp luật, nhưng có những trường hợp thực kết quả tốt, có trường hợp kết quả không được như mong đợi. Do đó, cần phải cân nhắc và tránh đổ lỗi cho hệ thống pháp luật và cũng không nên cho rằng, hệ thống pháp luật không có lỗi gì, mà chỉ là do việc thực hiện pháp luật chưa tốt.
Để đẩy nhanh tiến độ và chất lượng cổ phần hóa, ngăn ngừa thất thoát tài sản nhà nước, việc tách đặc quyền thuê “đất vàng” được đề cập. Theo TS. Nguyễn Minh Phong, đây là phương án mang lại nhiều lợi ích nếu làm tốt cơ chế này. Quyền thuê đất là một loại tài sản nếu mang ra đấu giá có thể giảm thiệt hại cho Nhà nước trong xác định giá trị cổ phần hoá. Đồng thời, việc cho phép giữ lại một phần lợi ích từ đấu giá quyền thuê đất có thể giúp doanh nghiệp có nguồn lực để thoát khỏi khó khăn.
Tán thành tách đất khỏi định giá doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá, việc gắn đất đai với doanh nghiệp sẽ không khắc phục động cơ phát sinh từ chủ thể thực hiện cổ phần hoá và nhà đầu tư quan tâm mua cổ phần. Cũng theo ông, phương án này có thể xử lý được hàng loạt sai phạm, nhưng cần tính đến giải pháp định giá đất đai, định giá trước và sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Ngoài ra, theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Ban Dân nguyện, bản thân các doanh nghiệp nhà nước cần tăng cường công khai, minh bạch thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trước khi triển khai cổ phần hóa, thoái vốn.
Cùng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, song hành với minh bạch về mặt pháp lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tài chính đất đai, quy hoạch, đấu giá, thì cần nâng cao chất lượng thông tin hoạt động doanh nghiệp nhà nước từ sớm, từ xa, không đợi đến khi xác định cổ phần hóa mới bắt tay vào xử lý.
-
Đà Nẵng “mở” bạo không gian đô thị phía Tây kích cầu bất động sản -
Chung cư CT19A Việt Hưng: Khách hàng kịch liệt phản đối giá thuê -
Hơn 500 khách hàng chen chân xem mặt dự án nhà ở giá mềm "bốn mặt nhìn hồ" -
Người thổi hồn vào từng căn hộ -
Chuyển mục đích sử dụng đất tại Bắc Ninh và Long An -
BĐS Mỹ Đình: Thỏi nam châm mang lực hấp dẫn đặc biệt -
Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
- Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi
- Carlsberg Việt Nam ủng hộ hơn 1,1 tỷ đồng hỗ trợ vùng ảnh hưởng do bão Yagi gây ra
- Hành trình thúc đẩy đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) tại Suntory PepsiCo Việt Nam
- Cán bộ nhân viên Vietcombank ủng hộ một ngày lương hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
- Các quỹ phòng hộ lạc quan về Microsoft Corporation
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững