Bất ngờ với tỷ lệ lấp đầy tại TTTM AEON và Vincom Nguyễn Chí Thanh
Hà Quang - 08/01/2016 09:32
 
Cả Vincom Nguyễn Chí Thanh và Aeon Long Biên đều khai trương với công suất thuê tốt lên tới hơn 95%.
.
Aeon đặt mục tiêu doanh thu đạt 18.000 tỷ đồng tại Việt Nam vào năm 2020.

CBRE Việt Nam vừa cho biết, 2 trung tâm thương mại (TTTM) lớn mới mở cửa trong quý IV/2015 là Vincom Nguyễn Chí Thanh và Aeon Long Biên với tổng diện tích sàn là 152.500 m2 (diện tích cho thuê là 106.500 m2) đã có công suất thuê lên tới hơn 95%.

Tronng đó, Aeon mall Long Biên tích hợp nhiều dịch vụ vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi, bao gồm rạp chiếu phim, khu vui chơi cho thanh thiếu niên, trung tâm vui chơi quy mô lớn cho trẻ em và khu ẩm thực phong phú. Vincom Nguyễn Chí Thanh bao gồm khu mua sắm mỹ phẩm thời trang độc đáo, siêu thị, ẩm thực, nội thất và rạp chiếu phim. Hai dự án này đều áp dụng mô hình “tất cả trong một”, giúp khách hàng có thể kết hợp mua sắm, vui chơi giải trí và ăn uông.

Nhờ hai dự án mới có công suất cao trong khi các dự án hiện hữu có công suất khá ổn định, tỷ lệ trông của toàn thị trường giảm rõ rệt, từ 15,2% trong quý III/2015 xuông còn 10,7% trong quý này. Do Aeon mall Long Biên áp dụng hình thức thuê chia sẻ doanh thu, CBRE không tính đến ảnh hưởng giá thuê của dư án này tới mặt bằng chung toàn thị trường. Trong khi đó, Vincom Nguyễn Chí Thanh có giá thuê cao hơn so với trung bình thị trường. Khu vực trung tâm có giá thuê thay đổi không đáng kể trong khi khu vực ngoài trung tâm có giá thuê tăng 3,7% so với quý trước.

Ngoài việc mở rộng mạnh mẽ của các nhà bán lẻ trong và ngoài nước trong năm 2015, một trong những xu hướng nổi bật khác nữa là “bình dân hóa”. Việc các cửa hàng bình dân, giảm giá, siêu thị đang ngày càng trở nên phổ biến đã chứng minh rằng người tiêu dùng rất nhấn mạnh đến giá trị và giá cả. Các cửa hàng ẩm thực tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2015 và có xu hướng sẽ dẫn đầu thị trường trong năm 2016. Trong số các khách hỏi thuê tại CBRE Việt Nam, gần 50% hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực, và chủ yếu là các cửa hàng trung cấp hơn là các nhà hàng cao cấp.

Về triển vọng tương lai, trong năm 2016, các trung tâm thương mại mới sẽ theo xu thế bình dân, nhắm tới khách hàng trung cấp, do đó gái thuê có thể sẽ không cao được như một số dự án trong quá khứ. Vingroup sẽ vẫn tiếp tục chiếm lĩnh thị trường về diện tích trung tâm thương mại với hàng loạt các dự án mới mở, tuy nhiên tất cả các dự án đều thuộc khu vực ngoài trung tâm. Trong 1, 2 năm tới, các dự án khác của các nhà đầu tư nước ngoài, như Gamuda, Ciputra sẽ có khả năng có giá thuê xấp xỉ giá bình quân hoặc giảm nhẹ do các dự án đều thuộc khu vực khá xa trung tâm.

Theo CBRE, các nhà phát triển bán lẻ Việt Nam đang ngày càng ý thức được tầm quan trọng của khách thuê chủ chốt, và do đó bắt đầu tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhà bán lẻ chủ chốt nước ngoài để lấp đầy diện tích dự án của mình. Tuy nhiên, các khách thuê chủ chốt thường thuê diện tích lớn và có khả năng đàm phán tốt nên thường sẽ thuê mặt bằng với giá thấp hơn so với giá trung bình thị trường. Hình thức giá thuê theo chia sẻ doanh thu đang trở nên hấp dẫn với nhiều khách thuê, đặc biệt là các nhà bán lẻ muốn mở thêm cửa hàng tại một trung tâm thương mại mới, do hình thức chia sẻ doanh thu sẽ giúp chủ đầu tư chia sẻ một phần rủi ro trong vận hành với khách thuê.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản