-
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi -
Ninh Thuận có 3 dự án khu đô thị được phê duyệt nhưng chưa có nhà đầu tư -
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ
Trong bài viết "Vì sao đề xuất "khai tử" hơn 1.000 sàn BĐS?", chúng tôi đã phản ánh việc "phá sản" 2 mục tiêu là công khai thông tin và dự báo thị trường trong Luật Nhà ở 2005 dẫn đến việc Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi quy định “giao dịch bất động sản phải qua sàn” bị hủy bỏ.
Trong bài viết này sẽ mổ xẻ vấn đề tình trạng hoạt động của các sàn bất động sản sau khi Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, ngày 1/1/2007.
Từ 2007 đến nay, các sàn giao dịch bất động sản mọc lên như nấm sau mưa. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản “đóng băng”, hàng loạt sàn đã phải đóng cửa, chỉ còn một số lượng nhỏ hoạt động cầm chừng. Và qua đó, bức tranh chuẩn xác về thực lực của các đơn vị môi giới này cũng lộ rõ.
Có tới 322/500 sàn giao dịch bất động sản không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả tại Hà Nội. |
Lập sàn cho có
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trong tổng số gần 500 sàn giao dịch bất động sản đăng ký trên địa bàn, có tới 122 sàn không hoạt động và hơn 200 sàn không có bất kỳ giao dịch thành công nào trong năm qua.
Cho đến thời điểm này, có thể phân ra 2 loại sàn giao dịch bất động sản đang hoạt động chủ yếu trên thị trường, đó là sàn do các chủ đầu tư lập ra và sàn độc lập do cá nhân hoặc tổ chức thành lập, hoạt động theo nhu cầu thị trường.
Ở loại sàn giao dịch bất động sản do chủ đầu tư lập ra, đa phần nhân viên được tách ra từ một bộ phận của doanh nghiệp như phòng kinh doanh. Sàn này có nhiệm vụ bán những sản phẩm bất động sản do chính doanh nghiệp đó làm ra và gần như không bán sản phẩm của chủ đầu tư khác.
Do được thành lập để thực hiện nhiệm vụ bán hàng cho chủ đầu tư, nên mọi chi phí từ thành lập sàn, đến lương, thưởng của nhân viên đều do chủ đầu tư chi trả, dù có bán được hàng hay không. Chính vì vậy, loại sàn giao dịch này rất ít nhân viên bán hàng giỏi, thậm chí là nơi “gửi gắm” con em của nhiều cán bộ doanh nghiệp chủ đầu tư.
Không những thế, trong nhiều trường hợp, các sàn giao dịch loại này còn bị giao nhiệm vụ hợp thức hóa việc “bán nhà qua sàn” bằng việc hoàn thiện những hồ sơ, hợp đồng với khách hàng, mà chính nhân viên sàn giao dịch chưa bao giờ gặp mặt.
Và không sợ thiếu việc làm
Đối với loại hình sàn giao dịch bất động sản tự độc lập do các cá nhân, tổ chức thành lập và hoạt động theo nhu cầu thị trường thì khác hẳn. Ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thái Minh Quang cho biết, đa số các sàn này được lập nên do những người đã hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Họ có kinh nghiệm, có tích lũy được một lượng vốn nhất định và quan trọng hơn là sự gắn bó, say mê với nghề.
Do chi phí hoạt động bằng chính tiền túi của chủ sàn, nên nếu không tổ chức hiệu quả thì “chẳng mấy nỗi mà dẹp tiệm”, như lời ông Giang đã nói.
Cũng vì sức ép tồn tại, mà các sàn giao dịch đã có sự năng động trong hoạt động, nhất là trong giai đoạn thị trường vẫn đang còn nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Nếu như trước đây, nhiều sàn khi thành lập đã lựa chọn địa điểm phải “hoành tráng” để dễ làm ăn, thì nay, nhiều sàn đã tự thu nhỏ quy mô. Đổi lại, các sàn chủ động mở văn phòng giao dịch ngay tại dự án, các nhân viên bán hàng “nằm vùng” ngay tại dự án để bán hàng.
Không những thế, để tạo sức mạnh tổng hợp trên thị trường, các sàn giao dịch bất động sản còn bắt tay nhau để thành lập các liên minh. Tại Hà Nội, hiện đang tồn tại 2 liên minh sàn giao dịch bất động sản hoạt động khá hiệu quả là G5 và R9+.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch Liên minh G5 chia sẻ, khi thành lập liên minh sàn, G5 hướng tới một hoạt động chuyên nghiệp hơn, tạo uy tín lớn hơn để từ đó thu hút khách hàng nhiều hơn. Ở khía cạnh khác, ông Trần Đức Diễn, Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản Maxland phân tích, việc bán hàng của chủ đầu tư sẽ không thể chuyên nghiệp bằng nhân viên tại các sàn giao dịch, vì việc tư vấn, chăm sóc khách hàng và dịch vụ hậu mãi của chủ đầu tư sẽ kém đa dạng hơn sàn giao dịch.
Bình luận về việc Bộ Xây dựng đang kiến nghị bỏ quy định giao dịch bất động sản phải thông qua sàn giao dịch bất động sản, ông Nguyễn Ngọc Thành, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, quy định như vậy là “một mũi tên, trúng hai đích”.
Ông Thành lý giải, mục đích của việc bắt buộc mua, bán bất động sản phải qua sàn là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mua, đồng thời, kết nối với thị trường hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai đã xuất hiện nhiều bất cập, như làm tăng chi phí cho giao dịch. Vì vậy, việc bỏ quy định giao dịch phải qua sàn là hợp lý, hạn chế bất cập, hiệu quả cho nhà đầu tư, giảm chi phí cho người dân.
Đồng tính với ý kiến trên, ông Giang cho rằng, bỏ quy định bắt buộc giao dịch nhà đất qua sàn sẽ giúp các chủ thể tham gia thị trường địa ốc có thêm quyền lựa chọn. Bản thân các sàn cũng phải đẩy mạnh chất lượng dịch vụ và thực sự đảm bảo công khai, minh bạch, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút người giao dịch qua sàn.
“Chúng tôi không sợ mất khách, vì đến nay, khách hàng đã bắt đầu quen dần với việc mua bán nhà đất thông qua sàn. Khi sàn làm ăn chuyên nghiệp, bài bản và đem lại sự tin tưởng cho khách hàng, thì không sợ thiếu việc làm”, ông Giang chia sẻ.
Sàn giao dịch bất động sản: Nguy cơ xoá sổ (baodautu.vn) Vụ việc một số bảo vệ của Sàn giao dịch bất động sản (BĐS) Mường Thanh (Hà Nội) xô xát với khách mua chung cư Đại Thanh mới đây một lần nữa đặt ra dấu hỏi về vai trò của loại hình kinh doanh này, khi các sai phạm đã dần trở thành hệ thống. VP5 Linh Đàm: Đằng sau những cuộc làm giá "Cò đất" cũng mắc bẫy chung cư 83 Ngọc Hồi |
Sàn giao dịch bất động sản (bài 2): Hại người, người hại! (baodautu.vn) Liên quan đến những “góc tối” phía sau một số sàn giao dịch bất động sản, dư luận không thể quên một vụ việc hy hữu xảy ra vào đầu tháng 10/2013 tại Hà Nội. |
-
Lễ tri ân khách hàng lần 2 dự án The Emerald và mở bán dự án Iris Garden -
Nhà phố thương mại của Vingroup: Thành công do đâu? -
Chiêm ngưỡng biệt thự Đông Dương "chất lừ" giữa lòng Hà Nội -
The Monaco: "Phân khu đế vương" tại Vinhomes Imperia Hải Phòng -
Biệt thự Avenue Vân Trì có giá hơn 2,6 triệu USD/căn -
Khách hàng đầu tiên sở hữu gói dịch vụ nghỉ dưỡng Flamingo 100 triệu đồng -
Dự án 6th Element "chào sàn" với giá từ 34 triệu đồng/m2
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
-
Bà Trương Mỹ Lan và SCB tranh luận về 6.000 tỷ đồng cho nhóm Công ty Tuần Châu mượn -
Vạn Thái Land bán 1.064 căn hộ sai đối tượng: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM phản hồi -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025