
-
Ưu tiên bố trí nguồn lực triển khai ngay hỗ trợ nhà ở cho người có công và thân nhân liệt sỹ
-
Lợi nhuận của doanh nghiệp địa ốc phân hóa mạnh
-
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền sức cầu thấp, giá căn hộ không biến động
-
Nhà ở xã hội: Đề án triệu căn, áp lực đang dồn vào 5 năm cuối -
Bộ Xây dựng: Hơn 101.000 lô đất nền được “chốt” trong quý I/2025 -
Hợp nhất Quảng Nam - Đà Nẵng: Bệ phóng cho đô thị đa ngành, đẳng cấp quốc tế -
Môi giới bất động sản chật vật với chứng chỉ hành nghề
Hai mươi năm tích góp chưa đủ mua nhà
Anh Đức là kiến trúc sư, làm việc cho một công ty kiến trúc tại quận 2 (TP.HCM). Đức lấy vợ sớm, ngay khi mới ra trường. Vợ anh là giáo viên một trường mầm non tận quận 12. Làm việc không gần nhau, nên sau thời gian suy ngẫm, Đức quyết định mua một căn nhà cách khu vực đó tầm 5 - 6 km để tiện đi lại, chăm sóc 2 đứa con nhỏ.
Sau 10 năm, vợ chồng Đức tích góp được 500 triệu đồng. Để mua một căn hộ chung cư cỡ vừa, vợ chồng anh phải vay đến gần 800 triệu đồng.
![]() |
Việc TP.HCM không được phép xây dựng nhà ở có diện tích dưới 45 m2 càng khiến cho giấc mơ mua nhà ở TP.HCM đối với nhiều người vẫn rất xa vời. |
Dù số tiền vay là rất lớn so với thu nhập, nhưng Đức tâm sự, không có cách nào khác, bởi quá ngán cảnh đi thuê nhà. Nhiều lúc phát khóc khi gặp những chủ nhà trọ oái oăm. Để tiết kiệm chi tiêu, vợ chồng Đức thuê những căn phòng cấp 4, lợp mái tôn. Hè đến, phòng nóng như buồng xông hơi, nhưng điều hòa không dám lắp, vì chủ nhà trọ tính tới 4.000 đồng/số điện.
Tôi thắc mắc: “Nếu phải vay tới 800 triệu đồng, chưa kể trả lãi, thì đến bao giờ anh mới trả hết nợ?” Đức trầm ngâm: “Có lẽ phải 20 năm. Đây là một áp lực lớn, nhưng nhà riêng của mình vẫn hơn, không còn lo cảnh bị chủ nhà tăng giá thuê, ép giá sử dụng điện, nước. Vả lại, biết đâu mua nhà, đổi vận, công việc của mình sẽ tốt hơn, thu nhập khá hơn”.
Cô bạn cùng lớp đại học với tôi cũng cho biết, vừa mới nhận nhà, đó là một chung cư ở huyện Hóc Môn, diện tích 59 m2, 2 phòng ngủ, giá 1,3 tỷ đồng.
Tôi hơi ngạc nhiên, bởi cách đó vài tháng, trong dịp về tựu trường, cô còn than thở không biết phải làm sao để mua được nhà ở TP.HCM bây giờ. Hỏi thì bạn bảo là đành liều thôi.
Căn hộ cô mua, dù thuộc loại rẻ trên thị trường, nhưng hai vợ chồng cũng phải vay ngân hàng tới 700 triệu đồng. 30% còn lại thì một nửa là vay người thân không phải trả lãi. Tính theo lãi suất lên tới 10%/năm như hiện nay, mỗi tháng cô sẽ phải trả 6 triệu đồng, hết nhẵn tiền lương. "Các cụ nói an cư lạc nghiệp. Không có nhà, sống ở thành phố này cứ như kẻ ăn nhờ ở đậu, tâm lý không lúc nào yên”, cô lý giải quyết định liều của mình.
Xa vời giấc mơ nhà giá rẻ
Cách đây mấy năm, khi thị trường bất động sản trầm lắng, các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc nhà giá rẻ để tăng tính thanh khoản. Tại TP.HCM đã xuất hiện nhiều dự án chung cư giá rẻ của Tập đoàn Nam Long, Nhà Mơ… với giá bán trên dưới 12 triệu đồng/m2, dưới 1 tỷ đồng/căn, người mua còn được vay vốn hỗ trợ 50%, thậm chí 70 - 80% giá trị căn hộ, nên các dự án mở bán trong giai đoạn này đều hết hàng chỉ trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, khi thị trường phục hồi, đặc biệt là từ năm 2016, phân khúc trung và cao cấp nhiều người mua, khiến các chủ đầu tư tập trung vào phân khúc này để tăng lợi nhuận. Kể cả những dự án được coi là nhà ở giá rẻ, mặt bằng giá được đẩy lên, thấp nhất cũng 19 - 20 triệu đồng/m2. Chưa kể, để mua được căn hộ ưng ý, người mua có thể mất thêm hàng chục, thậm chí là hàng trăm triệu đồng chênh lệch.
Cách đây khoảng một năm, đã có những hy vọng về nhà ở giá rẻ khi một số đại gia tung tin bỏ vốn đầu tư phân khúc này. Trong đó, có cả những tên tuổi lớn như Vingroup, khi tập đoàn này nói sẽ “lấn sân” sang phân khúc bất động sản bình dân, bằng việc ra mắt thương hiệu VinCity tại quận 9. Dự kiến, trong 5 năm tới, tập đoàn này sẽ triển khai từ 200.000 - 300.000 căn hộ giá rẻ.
Thế nhưng, đã hết năm 2017, nguồn cung phân khúc này vẫn rất eo hẹp. Trong khi đó, phân khúc nhà ở cao cấp vẫn tăng đều. Các con số thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM, hay các công ty nghiên cứu thị trường đều cho thấy, 80% nguồn cung là bất động sản trung cấp và cao cấp.
Thêm vào đó, kể từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng chấm dứt, người mua nhà phải đi vay với lãi suất tương đương lãi suất vay kinh doanh, thậm chí còn cao hơn, nên chẳng có khách hàng thu nhập thấp và thu nhập trung bình nào có thể kham nổi.
Mới đây, Bộ Xây dựng lại có văn bản không đồng ý cho TP.HCM xây dựng nhà ở có diện tích dưới 45 m2. Đây được cho là thông tin không vui với người có thu nhập thấp, bởi nhà có diện tích nhỏ thì giá mới rẻ, phù hợp với kinh tế của nhiều người dân. Giờ đây giấc mơ mua nhà ở TP.HCM đối với nhiều người vẫn rất xa vời.
-
TP.HCM kiến nghị gỡ vướng về nghĩa vụ làm nhà ở xã hội tại các dự án thương mại -
Doanh nghiệp địa ốc phía Nam chật vật bán hàng tồn kho -
Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát -
Ủng hộ tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bất động sản về thuế thu nhập doanh nghiệp -
Quyết tâm đến hết ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát -
Người dân Hà Nội “chạy đua” mua nhà ở xã hội -
Người khá giả nhưng vẫn tìm cách mua nhà ở xã hội; Doanh nghiệp khó đủ đường khi làm nhà giá rẻ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
2 Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
3 Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
4 Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/5
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Hisense tỏa sáng tại Cannes
-
ChangAn ra mắt nhà máy Rayong
-
Trinasolar ra mắt giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Solar & Storage Live Philippines