Nhà đầu tư nước ngoài: “Yes, and yes” khi nói đến cơ hội M&A bất động sản
Trọng Tín - 23/11/2022 19:18
 
Đó là khẳng định của bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam, khi nói đến những cơ hội trong hoạt động M&A mảng bất động sản hiện nay.

Trong phiên thảo luận thứ hai với chủ đề Thiết lập giá trị mới tại Diễn đàn M&a Việt Nam 2022 do Báo Đầu tư tổ chức, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam, đã có những chia sẻ về cơ hội M&A trong mảng bất động sản.

Theo bà Trang, nói về bất động sản, người Việt Nam nhìn chung nghĩ ngay đất nền và nhà ở. Bất động sản là mạch xương sống của nền kinh tế. Mọi người đang nói rằng vĩ mô đang có nhiều tác động tới nền kinh tế, dĩ nhiên mạch xương sống cũng chịu tác động.

a
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2022

Thị trường bất động sản tuổi 20 năm vẫn còn nhiều bất cập, ở thời điểm này, thị trường bất động sản vẫn còn non trẻ, nhiều cái cần điều chỉnh, với diễn biến hiện nay, có những băn khoăn từ góc độ nhà đầu tư, người mua, chủ đầu tư, các đơn vị xây dựng.

Phân khúc chủ lực nhất là nhà ở thì hiện nay có những thông tin bất lợi cho thị trường, ở Mỹ, các công ty công nghệ sa thải hàng loạt nhân viên, còn Việt Nam thì thông tin giá bán sản phẩm bất động sản giảm 40%, hay thông tin công ty nào đó sa thải số lượng lớn nhân viên...

Bất động sản là lĩnh vực đặc thù, là lĩnh vực thâm dụng vốn. Chủ đầu tư có 2 nguồn chính có thể gọi vốn là ngân hàng và phát hành trái phiếu. Nếu mọi thứ bình ổn thì không vấn đề, nhưng hiện nay, góc độ chủ đầu tư thì sử dụng đòn bẩy tài chính mà không ra được hàng, vẫn trả lãi ngân hàng (hiện đang tăng) thì rất áp lực.

Năm 2023, thị trường sẽ có điều chỉnh thích hợp, không chỉ nhà ở, mà cả văn phòng. Hiện nhiều doanh nghiệp thuê văn phòng giá 70 USD/m2/tháng so với bối cảnh hiện nay là quá sức.

Về quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với thị trường bất động sản, đặc biệt quỹ đầu tư PE, quỹ bảo hiểm, quỹ lương hưu vẫn quan tâm, nhưng khó cho họ để tìm các dự án có pháp lý rõ ràng, giá cả không quá xa kỳ vọng để có thể đạt được mức lợi nhuận đầu tư như Việt Nam - thị trường đầu tư cơ hội.

Bà Trang cho rằng các quỹ đầu tư vào thị trường Việt Nam đều có danh mục đầu tư tài sản toàn cầu ở Nhật, Mỹ, Trung Quốc. Các quỹ vào Việt Nam họ đã danh mục nhiều loại tài sản khác nhau, với biến động tỷ giá như vừa qua, có thể mất 10% giá trị tài sản ròng (NAV).

“Rõ ràng, thị trường có nhiều cơ hội, nhưng cũng có rủi ro. Câu hỏi đặt ra là chúng ta nên hăm hở bước tiếp, hay chậm lại quan sát thêm?”, CEO Cushman & Wakefield nói và đồng thời cho biết thêm, có 2 thương vụ bà đã làm việc trong 9 tháng, một thương vụ đã xong DD (Due Diligence - thẩm định chuyên sâu) với chi phí bỏ ra tầm 150.000 USD. Tuy nhiên, bối cảnh thay đổi nên bên mua quyết định chờ và chậm lại một chút, để thấy rõ hơn bối cảnh 2023, dù chấp nhận mất thời gian và chi phí đã bỏ ra.

“Tôi không nói những điều tiêu cực, nhưng tôi cho rằng, trong giai đoạn khó khăn thì mình nên nhìn nhận góc độ thật của vấn đề, để có sự chuẩn bị nhất định, đối mặt với trạng thái thực của vấn đề”, bà Trang nói thêm.

Theo nữa CEO này, thị trường có những yếu tố nền tảng rất hấp dẫn, trong danh sách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, “khi được hỏi có muốn đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam không thì câu trả lời của nhiều nhà đầu tư luôn là yes, and yes, and yes, nhưng đoạn này họ chậm lại một chút thôi”.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản