Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Tập đoàn Lộc Trời sẽ thống lĩnh hạ nguồn sản xuất lúa gạo thông qua thương vụ M&A
Duy Bắc - 23/11/2022 18:41
 
Đó là chia sẻ của ông Lê Thanh Hạo Nhiên, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Lộc Trời tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2022 do Báo Đầu tư tổ chức chiều ngày 23/11.

Chiến lược M&A của Tập đoàn Lộc Trời, ông Lê Thanh Hạo Nhiên cho biết, nói đến M&A, người ta thường nghĩ tới ngành “hot”, thu hút nhiều nhà đầu tư như bất động sản. Do đó, Tập đoàn Lộc Trời - với lĩnh vực hoạt động nông nghiệp của mình - được ví von như "cô gái nhà quê", không hấp dẫn.

Khi mới về Tập đoàn Lộc Trời, ông Nhiên trăn trở, làm sao để cô gái không "sexy" nhưng vẫn hấp dẫn. Trong 2 năm qua, Công ty đã trải qua quá trình tái cấu trúc, cốt lõi của công ty là con người với hơn 3.000 nhân viên, Công ty sở hữu kiến thức nông nghiệp, trồng trọt lớn nhất Việt Nam; Công ty có mối quan hệ trong xuất 30 năm với nông dân, chính quyền địa phương, đối tác.

Ông Lê Thanh Hạo Nhiên, Giám đốc tài chính Tập đoàn Lộc Trời (ảnh Lê Toàn).
Ông Lê Thanh Hạo Nhiên, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Lộc Trời. (Ảnh: Lê Toàn).

Tập đoàn đã tái cấu trúc thành 4 mảng lớn và với hơn 3.000 con người. Công ty phải tái cấu trúc, chia ra theo chuỗi giá trị, đầu vào trong lĩnh vực sản xuất thực vật; mảng thứ hai là sản xuất giống cây trồng, đứng vị trí thứ 2; tổ chức sản xuất; và mảng ghép cuối cùng là lương thực, Công ty đang tái cấu trúc 4 mảng lớn thành giá trị của Tập đoàn.

Đơn cử, các lĩnh vực sản xuất thuốc thực vật; tăng cường sản xuất giống, công ty sở hữu ngân hàng giống; đối với nhà máy, rà soát toàn bộ, cải tiến máy móc để hoạt động hiệu quả hơn.

Sau khi tái cấu trúc, Công ty đã đưa ra mô hình Lộc Trời 123. Mô hình được tổ chức lại cho hiệu quả. Trước đây, lĩnh vực nông nghiệp không hiệu quả do sản xuất manh mún.

Do sản xuất mùa vụ, thời điểm không phải cao điểm, các máy móc không hoạt động, vì vậy chỉ hoạt động hết khoảng 40% công suất. Chính vì vậy, mô hình Lộc Trời 123 để đảm bảo nhà máy hoạt động từ 10 đến 12 tháng/năm so với trước đây chỉ 4 tháng/năm.

Hiện tại, Tập đoàn đang áp dụng mô hình làm việc không dấu chân, sử dụng máy bay không người lái vào quá trình sản xuất.

Với quy mô hơn 1 triệu ha, Công ty không đầu tư bằng tay, Công ty đã phải đẩy mạnh đầu tư cho chuyển đổi số. Với quy trình này, Công ty đã có thể truy xuất nguồn gốc từng hạt gạo sản xuất của Tập đoàn Lộc Trời.

Đại diện Tập đoàn Lộc Trời chia sẻ: "Công ty sẽ tăng quy mô lên, nếu muốn đi nhanh thì đi một mình, nếu đi xa hãy đi cùng nhau. Công ty xây dựng hệ sinh thái, từ đầu vào giống đến đầu ra, Tập đoàn Lộc Trời sẽ điều phối để mọi người cùng có lợi".

Tập đoàn Lộc Trời chiếm ưu thế đầu nguồn nhưng hạ nguồn chưa chiếm ưu thế, trong thời gian tới sẽ công bố sáp nhập một công ty trong lĩnh vực lúa gạo vào Tập đoàn để chiếm vị thế đứng đầu phần hạ nguồn sản xuất lúa gạo.

Được biết, ông Lê Thanh Hạo Nhiên mới tham gia 2 năm vào Tập đoàn Lộc Trời với cương vị Giám đốc Tài chính. Tuy nhiên, trước khi vào Lộc Trời, ông Nhiên làm Giám đốc Đầu tư tại Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity Fund Limited (VOF) - Thành viên của VinaCapital với nhiều dự án đầu tư thành công các các doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Nhựa Ngọc Nghĩa, Công ty cổ phầnThực Phẩm Cầu Tre, Công ty cổ phần Sữa Quốc tế IDP, Công ty cổ phần Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ…

Khai mạc Diễn đàn M&A Việt Nam 2022: Kích hoạt những cơ hội mới
Thời điểm này được cho là cơ hội cho các nhà đầu tư có tiền thực hiện mua các dự án hấp dẫn, với định giá tài sản hợp lý hơn.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư