-
Tọa độ dòng tiền cuối năm: Biệt thự đô thị vệ tinh hút sóng đầu tư -
Đà Nẵng: Vì sao các dự án nhà ở thương mại triển khai chậm? -
Lương công chức vài trăm năm mới mua được nhà; Hà Nội không còn chung cư bình dân mở bán mới trong năm 2025 -
Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất -
Thị trường địa ốc Đà Nẵng kỳ vọng vào hiệu ứng khu thương mại tự do -
Bình Định chuẩn bị đấu thầu tìm nhà đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội -
Bất động sản Đông Nam Bộ lên ngôi
Dưới đây là tổng hợp các thông tin bất động sản nổi bật trong tuần.
Nghiên cứu gói 30.000 tỷ đồng cho vay mua, thuê, xây dựng và cải tạo nhà ở
Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chỉ thị số 40 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội.
Theo đó, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành trung ương tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định, nhằm tập trung nguồn lực, cải thiện cơ cấu nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững; cân đối, cấp đủ vốn điều lệ, cấp bù lãi suất, phí quản lý và vốn thực hiện chính sách tín dụng mới.
Nghiên cứu cho phép tăng hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; tạo điều kiện để Ngân hàng Chính sách xã hội được tiếp nhận nguồn vốn ODA và mở rộng các hình thức huy động vốn… Mục tiêu là mở rộng đối tượng, nâng mức cho vay các chương trình tín dụng, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tới.
Nghiên cứu, bổ sung chính sách hỗ trợ tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với hộ có mức sống trung bình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp.
Các địa phương cần tiếp tục quan tâm, cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội, nhất là nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm, nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội…
Đồng thời, Bộ Xây dựng và các bộ ngành nghiên cứu, xây dựng gói 30.000 tỷ đồng (cho vay mua, thuê, thuê mua, xây dựng hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở).
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện 15.000 tỷ đồng từ nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ và 15.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác. Tập trung ưu tiên nguồn vốn cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Bảng giá đất được tiếp tục áp dụng đến hết năm 2025
Từ đầu tháng 8/2024, nhiều tỉnh, thành đã gặp vướng mắc trong việc xử lý, giải quyết các thủ tục đất đai, chủ yếu là cách tính thuế theo Luật Đất đai 2024. Hướng dẫn các địa phương, Bộ Tài chính cho biết bảng giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành theo Luật Đất đai cũ vẫn tiếp tục được sử dụng tới hết năm 2025.
"Trường hợp cần thiết UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 cho phù hợp thực tế với giá đất ở địa phương", Bộ Tài chính cho biết.
Bảng giá đất được sử dụng trong các trường hợp, gồm tính tiền sử dụng, thuê, thuế sử dụng đất, thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, đây cũng là căn cứ để tính lệ phí quản lý, sử dụng đất; tiền phạt, bồi thường khi vi phạm trong lĩnh vực đất đai và giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng.
Từ năm 2026, bảng giá đất mới sẽ được UBND các tỉnh ban hành mỗi năm một lần để bám sát với thị trường, thay vì 5 năm như quy định cũ.
Nhà mặt tiền 1 m, ngõ siêu nhỏ vẫn có giá tiền tỷ tại Hà Nội
Mới đây, cộng đồng mạng đã xôn xao về thông tin rao bán của một căn nhà trong ngõ trên đường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng. Điều đáng nói là để tiếp cận căn nhà này, người mua sẽ phải đi qua một ngõ sâu khoảng 15 m. Bề rộng của ngõ còn chưa đủ để một chiếc xe máy lách qua.
Thậm chí, người dân đã phải khoét lõm một bên tường để tiện đi lại. Chỉ có cách này, xe máy mới có thể tiến vào trong. Đi qua con ngõ là khu dân cư nhỏ với một vài hộ sinh sống.
Tại đây, căn nhà được rao bán có diện tích 40m2 với 4 tầng, giấy tờ pháp lý đầy đủ. Mức giá được chào bán là 5,2 tỷ đồng.
Hình ảnh căn nhà có mặt tiền 1 m đang được bàn tán trên mạng xã hội. |
Bên cạnh căn nhà trên, cộng đồng mạng còn đang truyền tay nhau hình ảnh một ngôi nhà “độc lạ" không kém trên đường Xã Đàn, quận Đống Đa. Ngôi nhà có 3 tầng, rộng 30 m2 nhưng mặt tiền chỉ rộng 1 m. Mức giá của căn nhà cũng gây “choáng váng" không kém khi lên tới 6,5 tỷ đồng.
Theo bản vẽ, toàn bộ diện tích căn nhà có hình chữ L. Để tận dụng lợi thế mặt đường, chủ nhà đã thiết kế lối đi thẳng từ ngoài vào bên trong nhà với chiều dài khoảng hơn 4m.
Gần 60.000 người tham gia nhóm “kêu gọi" dừng mua nhà Hà Nội "để tránh ngáo giá"
Được thành lập vào tháng 4/2024, chỉ sau hơn 4 tháng hoạt động, một nhóm Facebook có tên “Cộng đồng dừng mua nhà Hà Nội để tránh ngáo giá” đã thu hút hơn 59.000 người tham gia.
Các bài đăng trong nhóm phần lớn là những chia sẻ, bình luận, phân tích về câu chuyện giá bất động sản Thủ đô tăng vọt. Dưới mỗi bài đăng đều có hàng trăm lượt tương tác, thậm chí lên tới hàng nghìn.
Trung bình trong mỗi tuần, nhóm này có thêm khoảng 6.000 thành viên mới. |
“Sau một thời gian vô cùng mệt mỏi vì tìm mua nhà ở Hà Nội đầu năm 2024, tôi đã quyết định dừng lại và không quan tâm nữa. Không phải không muốn mua nhưng giá nhà đất, chung cư cứ tăng theo ngày, với mức không tưởng, tăng đến 30 - 50% trong vòng 6 tháng”, người thành lập nhóm “kêu gọi" dừng mua nhà Hà Nội chia sẻ.
Theo quan điểm của nhân vật này, người mua nhà chỉ có một mong muốn là được sở hữu bất động sản đúng với giá trị thật. Do đó, chủ nhóm đã quyết định lập ra một cộng đồng để những người có cùng quan điểm “động viên, chia sẻ thông tin, trải nghiệm và kinh nghiệm để giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình tìm mua nhà Hà Nội”.
“Đây là cộng đồng của người tìm mua nhà, thành viên ở đây là những người đồng quan điểm rằng, mức giá hiện tại không hợp lý và nên tạm thời dừng mua”, chủ nhóm nhấn mạnh.
Theo báo cáo thị trường quý II/2024 của Bộ Xây dựng, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tăng trung bình khoảng 5 - 6,5% so với quý trước và tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này không chỉ xuất hiện ở những dự án mới mở bán mà còn xảy ra tại nhiều căn hộ cũ.
Ví dụ như giá căn hộ tại khu đô thị Royal City (Thanh Xuân) đã tăng 33% so với năm ngoái. The Pride (Hà Đông) cũng tăng tới 33%, Mỹ Đình Sông Đà - Sudico (Nam Từ Liêm) tăng tới 32%; Vinhomes West Point (Cầu Giấy) tăng 28%...
Huyện Thanh Oai dừng phiên đấu giá 57 lô đất, trả lại tiền đặt cọc
Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn, đơn vị tổ chức phiên đấu giá đất huyện Thanh Oai đợt 1 đối với 57 thửa đất tại xã Cao Dương vào ngày 17/8, đã ra thông báo dừng tổ chức cuộc đấu giá và trả lại tiền mua hồ sơ, tiền đặt trước tới khách hàng.
Trước đó, vào ngày 7/8/2024, Công ty Đấu giá hợp danh Trường Sơn đã nhận thông báo của Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai với nội dung "Dừng triển khai tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất đợt 1 đối với 57 thửa đất tại khu vực Đầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội".
Lý do bởi UBND huyện Thanh Oai cần xác định lại mức giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất đối với 114 thửa đất trên địa bàn xã Cao Dương theo quyết định của UBND TP. Hà Nội.
57 thửa đất vừa bị dừng đất giá nằm tại khu vực Đầm thôn Mục Xá, xã Cao Dương có diện tích dao động từ 74 - 134 m2, giá khởi điểm 8 triệu đồng/m2.
Với giá khởi điểm trên (chưa bao gồm các loại thuế, phí, lệ phí), tiền đặt trước cho các thửa đất chỉ dao động từ 121 - 218 triệu đồng.
Bên cạnh việc dừng phiên đấu giá, đơn vị tổ chức sẽ tiến hành hoàn trả lại tiền mua hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và khoản tiền đặt trước cho các khách hàng đã nộp.
Đâu sẽ là “chảo lửa" đấu giá đất tiếp theo tại ngoại thành Hà Nội?
Sau cuộc đấu giá đất gây xôn xao dư luận tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, giới đầu tư lại sắp chuẩn bị bước vào một buổi đấu giá khác “nóng" không kém.
Cụ thể, vào ngày 19/8, huyện Hoài Đức sẽ mở đấu giá 19 thửa đất (lô LK03 và LK04) tại khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên. Diện tích của mỗi thửa từ 74 - 118 m2, mức giá khởi điểm là 7,3 triệu đồng/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 - 172 triệu đồng/lô đất. Hạn cuối đăng ký tham gia đấu giá là ngày 16/8.
Những lô đất chuẩn bị được đấu giá tại Hoài Đức trong thời gian tới. |
Sau đó khoảng 1 tuần, tức ngày 26/8, huyện Hoài Đức sẽ tổ chức đấu giá 20 lô đất còn lại ở khu Lòng Khúc, thuộc các lô LK01 và LK02. Mức giá khởi điểm cũng là 7,3 triệu đồng/m2. Diện tích dao động từ 89 - 145 m2. Khoản tiền đặt trước sẽ từ 130 - 212 triệu đồng/thửa. Hạn chót nộp hồ sơ tham gia đấu giá là ngày 23/8.
Hình thức đấu giá của cả 2 cuộc trên đều bằng cách bỏ phiếu trực tiếp qua tối thiểu 6 vòng. Địa điểm tổ chức là hội trường trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Hoài Đức.
Theo anh T.N, người đứng đầu một văn phòng bất động sản chuyên bán đất đấu giá, khu Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức có vị trí đẹp và được nhiều người quan tâm hơn so với khu đất được đấu giá ở huyện Thanh Oai. Do đó, nơi đây nhiều khả năng sẽ “nối gót" cột mốc trúng giá 100 triệu đồng/m2.
“Bên cạnh đó, lô đất lần này có mức tiền cọc khá thấp, chỉ dưới 200 triệu đồng cho mỗi thửa. Điều này sẽ giúp các đội nhóm dễ dàng thực hiện kế hoạch ‘mua đuổi, bán đuổi' của mình. Trong trường hợp xấu nhất, nếu lô đất không bán chênh được cho khách hàng, họ có thể bỏ cọc mà không bị thiệt hại nhiều về tài chính", anh T.N cho biết.
Ngoài ra, buổi đấu giá đất tại huyện Hoài Đức còn được bỏ phiếu trả giá tới 6 vòng. Trong khi tại Thanh Oai, cuộc đấu giá chỉ diễn ra trong duy nhất một vòng. Điều này cũng có thể là một yếu tố khiến mức giá sẽ liên tục bị đẩy lên cao.
Hiện tại, mặc dù buổi đấu giá còn chưa diễn ra nhưng một số cá nhân đã rao bán công khai các lô đất. Theo môi giới viên, giá đấu trúng dự kiến sẽ khoảng 60 triệu đồng/m2 trở lên. Người mua muốn sở hữu lại các lô đất này sẽ phải trả thêm số tiền chênh khoảng 200 - 300 triệu đồng.
Hạ tầng giao thông là một điểm nhấn đáng chú ý của xã Tiền Yên. Đoạn Vành đai 4 đi qua huyện Hoài Đức sẽ dài tới 17,1km. Trong đó, Tiền Yên là một trong 12 xã của huyện có tuyến đường này chạy qua.
Không chỉ vậy, trong cuộc họp vào đầu tháng 8/2024, ông Trần Sỹ Thanh, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, đã nhấn mạnh rằng, đến năm 2025, thành phố sẽ tập trung đưa huyện Hoài Đức thành quận.
TP.HCM xin hướng dẫn về phân lô bán nền tại các huyện vùng ven
UBND TP.HCM đã kiến nghị Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng hướng dẫn rõ các vấn đề liên quan đến việc phân lô bán nền đất có hạ tầng kỹ thuật tại dự án ở các xã, thị trấn, huyện.
Trong kiến nghị này, UBND TP.HCM cho biết, theo quy định Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ 1/8), đất đã có hạ tầng kỹ thuật tại dự án bất động sản được phép chuyển nhượng cho cá nhân tự xây dựng nhà ở (gọi tắt phân lô bán nền) phải là đất không thuộc khu vực phường, quận, thành phố của đô thị đặc biệt, loại I, II và III.
Ngoài ra, đất đó cũng không thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.
Với các khu vực còn lại thì căn cứ điều kiện của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ xác định các khu vực được lập dự án theo dạng phân lô bán nền cho cá nhân tự xây nhà ở.
Theo UBND TP.HCM, hiện nay thành phố đã là đô thị loại đặc biệt, bao gồm tất cả quận và huyện trực thuộc. Căn cứ quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2023, các phường, quận, thành phố trên địa bàn TP.HCM sẽ không được phép lập dự án bất động sản để phân lô bán nền.
Tuy nhiên, "đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản thuộc khu vực các xã, thị trấn, huyện của đô thị đặc biệt TP.HCM có được xem là ‘các khu vực còn lại’ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố hay không?" - UBND TP.HCM nêu vấn đề.
Trên cơ sở đó, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tư pháp và Bộ Xây dựng hướng dẫn rõ để thành phố thực hiện theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023.
Về mặt hành chính, TP.HCM hiện có 22 quận huyện và một thành phố. Trong đó có 5 huyện vùng ven là Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi và Cần Giờ với 5 thị trấn và 58 xã trực thuộc. Đây vẫn được xem là khu vực "nông thôn" của TP.HCM.
Thông tin về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Dương Kinh - Kiến Thụy
Vào ngày 15/8, UBND huyện Kiến Thụy đã phối hợp với các đơn vị chức năng của TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về công tác giải phóng mặt bằng khu đô thị mới Dương Kinh - Kiến Thụy.
Dự án này thuộc địa giới hành chính phường Hòa Nghĩa (quận Dương Kinh) và các xã Đông Phương, Đại Đồng (huyện Kiến Thụy). Khu đô thị có tổng diện tích đất khoảng 240,57 ha và tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 23.218 tỷ đồng.
Dù cùng một dự án nhưng tiền bồi thường giá đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kiến Thụy là gần 163,3 triệu đồng/sào. Trong khi đó, mức bồi thường tại quận Dương Kinh lại lên tới gần 281 triệu đồng/sào. Với mức chênh lệch hơn 117,5 triệu đồng/sào, một số hộ dân tại huyện Kiến Thuỵ vẫn chưa đồng thuận với phương án bồi thường trên.
Lý giải về sự việc này, ông Đỗ Đức Hòa, Bí thư Huyện ủy Kiến Thụy cho biết, vì điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và do mặt bằng giá đất, địa bàn các quận từ trước đến nay đều có giá đất cao hơn địa bàn các huyện. Quan điểm của huyện là luôn đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, tuy nhiên phải theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đó, UBND huyện Kiến Thụy đã có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo UBND Thành phố xem xét giải quyết khó khăn vướng mắc và bất cập trong mức bồi thường giá đất nông nghiệp tại dự án.
Đồng thời, lãnh đạo huyện cũng đề nghị UBND Thành phố xem xét các biện pháp hỗ trợ khác, để đảm bảo số tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không chênh lệch nhau quá lớn.
Ngoài ra, cũng tại hội nghị, các đại biểu tập trung làm rõ các vấn đề như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hỗ trợ giá đất nông nghiệp, việc bố trí tái định cư và bồi thường hỗ trợ vật kiến trúc…
-
Doanh nghiệp địa ốc kêu gọi hợp tác phát triển dự án -
Điểm mặt dự án “bất động” nhiều năm tại Bình Dương -
Số dự án nhà ở được cấp phép mới và đủ điều kiện bán gia tăng trong quý III/2024 -
Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “tuyệt chủng"; TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành -
Nhiều chủ đầu tư bất động sản bắt đầu “làm mới” hàng cũ -
Doanh nghiệp địa ốc đua “nước rút” bán hàng cuối năm -
Giá nhà ở tăng cao không phải vì môi giới “bơm thổi"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
-
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho Trương Khánh Hoàng -
Phúc thẩm vụ Trương Mỹ Lan: Viện Kiểm sát không xem xét giảm nhẹ thêm cho bà Nhàn -
Vụ Xuyên Việt Oil: Bị cáo Lê Đức Thọ bày tỏ ân hận, nhận thức hành vi sai phạm -
Phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan: Cơ hội của bị cáo Lan nằm ở quá trình thi hành án
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025