Phân khúc khách sạn thu hút lượng vốn đầu tư "khủng"
- 10/06/2014 16:09
 
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Quý I/2014: Thị trường khách sạn 5 sao khởi sắc
Dấu hiệu nhiều 'đại gia' muốn rút khỏi phân khúc khách sạn
   
  Ông Robert McIntosh (bên phải) – Giám đốc điều hành mảng dịch vụ khách sạn CBRE nhận định lạc quan về dòng vốn đầu tư đổ vào phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Ảnh: Hà Quang  

Thống kê của CBRE tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trung bình mỗi năm đang có từ 30 đến 70 tỷ USD vốn đầu tư đổ vào phân khúc này, liên tục từ năm 2007 đến nay.

Theo ông Robert McIntosh – Giám đốc điều hành mảng dịch vụ khách sạn CBRE khu vực Châu Á cho biết, thống kê cho thấy nhu cầu khách du lcịh nội địa của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong vòng 3 năm trở lại đây với mức tăng trưởng trung bình từ 7 – 8%/năm, bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế.

Một điểm tích cực khác là tỷ suất sinh lời đang gấp dẫn hơn trong lĩnh vực đầu tư khách sạn nhờ vào sự cải thiện trong tình hình kinh tế vĩ mô. Những nhà đầu tư chuyên nghiệp đang dần dần lộ diện, đặc biệt là các nhà đầu tư quan tâm tìm kiếm những khách sạn chất lượng cao tại các thị trường đang phát triển ở Đông Nam Á.

Nhu cầu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đang tăng, mặc dù ở mức chậm, trong 3 năm gần đây (19,1% trong năm 2011, 13,9% năm 2012 và 11% trong năm 2013). 5 tháng đầu năm 2014 đã cho thấy sự phục hồi tích cực với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 26%.

Trong bối cảnh giá thuê phòng tại các khu vực như Hồng Kông, Singapore và Tokyo đang liên tục tăng, các nhà đầu tư cũng đang bị thúc đẩy tìm kiếm các cơ hội đầu tư bên ngoài các khu vực này. Tuy nhiên, chỉ có các cơ hội đầu tư tiềm năng với tỷ suất lợi nhuận tốt mà không có quá nhiều rủi ro mới thu hút các nhà đầu tư trong giai đoạn này.

   
  Dự án sân golf của FLC Group vừa khởi công tại Thanh Hoá cùng với nhiều dự án chuẩn bị đầu tư của CEO Group, Sun Group tại Phú Quốc và Đà Nẵng cho thấy xu hướng nhà đầu tư đổ vốn vào phân khúc bất động sản khách sạn, nghỉ dưỡng đang trở lại.  

Theo ông Robert McIntosh, nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển hướng quan tâm của khách du lịch đến với Việt Nam là do tình hình chính trị bất ổn ở Thái Lan. Khách du lịch quan tâm đến khu vực Đông Nam Á đang hướng đến các nước khác trong khu vực ngoài Thái Lan. Tỷ lệ sử dụng phòng ở các khách sạn Việt Nam đang cải thiện hơn trong 3 năm gần đây với mức sử dụng phòng trung bình ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh khoảng xấp xỉ 63% còn tại Đà Nẵng là khoảng 70%.

Đại diện CBRE Việt Nam nhận định, “chất lượng của các khách sạn và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong vài năm trở lại đây. Đây là nguyên nhân và sẽ tiếp tục là nguyên nhân chính dẫn đến một thị trường du lịch ổn định và bền vững hơn. Tình hình kinh doanh khách sạn dự kiến sẽ được cải thiện trong trung hạn và các nhà đầu tư nước ngoài đang ngày càng bị thu hút bởi các cơ hội đầu tư và đang quany lại với Việt Nam”.

Bất động sản nghỉ dưỡng hết thời tay không bắt giặc Bất động sản nghỉ dưỡng hết thời tay không bắt giặc

() Phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang xảy ra một nghịch lý, đó là dự án giá rẻ thì không bán được, còn sản phẩm có giá cao ngất ngưởng thì vẫn có giao dịch thành công. Điều đó cho thấy, nếu các dự án không có tiềm lực thực sự, mà chỉ muốn dùng tiền của nhà đầu tư để xây dựng khó có chỗ đứng trong phân khúc này.

Ninh Vân Bay đạt lợi nhuận gấp 18,5 lần Ninh Vân Bay đạt lợi nhuận gấp 18,5 lần

(Baodautu.vn) Công ty cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay công bố báo cáo tài chính quý IV/2013 của công ty mẹ. Theo đó, quý IV/22013, công ty mẹ Ninh Vân Bay đạt lợi nhuận sau thuế là 14,1 tỷ đồng, tăng 18,5 lần so với cùng kỳ năm trước.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Bất động sản