
-
Tiêu thụ vật liệu xây dựng tháng 7/2025 dự báo tích cực
-
Kinh doanh thép chật vật khi “ông lớn” trở lại
-
Vietbuild 2025: Hàng Trung Quốc vẫn mạnh về giá, hàng Việt Nam vươn lên về chất lượng
-
Áp dụng công nghệ vào xây dựng nhà thông minh, phòng chống thiên tai -
7 tháng đầu năm 2024, cả nước tiêu thụ gần 32 triệu tấn xi măng, giảm so với cùng kỳ -
Ưu tiên cấp giấy phép khai thác khoáng sản gắn với dự án đầu tư chế biến làm vật liệu xây dựng -
Giải quyết dứt điểm khó khăn cung ứng vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông trọng điểm
![]() |
Hiện đã có 5 chủ mỏ, điểm khai thác cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thông báo giá cát. |
Giá cát tăng "phi mã"
Theo Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ngãi, đến thời điểm này, đã nhận thông báo giá bán của 5 chủ mỏ, điểm khai thác cát trên địa bàn.
Cụ thể, giá bán tại các mỏ (chưa tính thuế VAT) lần lượt tại Mộ Đức của Công ty Quốc Tiến là 181.818 đồng/m3 cát; tại mỏ ở huyện Nghĩa Hành của Công ty Vương Thắng là 313.636 đồng/m3; tại mỏ ở TP. Quảng Ngãi của Công ty Khoáng sản Quảng Ngãi là 324.159 đồng/m3 cát; tại mỏ Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa của Công ty T&H Gia Lai là 326.623 đồng/m3 cát và tại thị xã Đức Phổ của Công ty Phú Mỹ Á là 345.455 đồng/m3.
Trong khi đó, một lãnh đạo doanh nghiệp chuyên thi công các công trình xây dựng ở Quảng Ngãi cho biết, công ty đang thi công 4 công trình lớn ở tỉnh Quảng Ngãi, trong đó có 2 công trình dân dụng, nên cần lượng cát rất lớn.
Hiện nay giá cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tăng theo từng năm. Nếu như trước năm 2020, giá cát chỉ khoảng 100.000 đồng/m3, thì hiện tại, công ty phải mua giá trên 320.000 đồng/m3.
“Giá cát tăng nhanh khiến công trình đội vốn lên rất nhiều khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn. Trong khi đó, Quảng Ngãi là địa phương có trữ lượng cát rất lớn, vì vậy, cơ quan chức năng cần điều tiết giá cát xuống thấp hơn, để cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua cát xây dựng bớt khó khăn”, lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng đề xuất.
Theo số liệu của Sở Xây dựng, dự kiến nhu cầu sử dụng cát làm vật liệu xây dựng 3 tháng cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh là 452.497 m3, trong đó nhiều nhất là ở các Ban quản lý dự án với nhu cầu khoảng 390.000 m3.
Cát tăng do đấu giá?
Ông Đỗ Minh Hiên, Giám đốc Công ty T&H Gia Lai – Chi nhánh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị trúng đấu giá mỏ cát An Tráng, ở xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa và đã nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản gần 33 tỷ đồng.
Mỏ cát An Tráng có quy mô 7,72 ha; trữ lượng khoáng sản cát làm vật liệu xây dựng hơn 171 nghìn mét khối; khoáng sản đi kèm là sỏi, sạn làm vật liệu xây dựng thông thường khoảng 22 nghìn mét khối.
Ông Đỗ Minh Hiên lý giải nguyên nhân giá cát tăng cao hơn các năm là do tiền đầu tư để đấu giá thành công mỏ cát rất cao, đồng thời, công ty phải tốn thêm các khoảng như chi phí như tiền đền bù, giải phóng mặt bằng, phí thẩm định, phí thăm dò, phí đánh giá tác động môi trường, thủ tục cấp phép, nâng cấp đường…
“Đấu giá cao, nên giờ phải dựa trên giá đó kết hợp với trữ lượng thăm dò và các chi phí khác để tính toán kỹ lưỡng mới có giá niêm yết đó chứ không phải doanh nghiệp muốn đưa giá bao nhiêu thì đưa. Do đó, việc giá cát tăng cao là điều tất yếu. Đơn vị cũng có trình cho Sở Xây dựng về việc đưa ra mức giá cát tại mỏ”, ông Hiên chia sẻ.
Trong thông báo mà doanh nghiệp chủ mỏ, điểm khai thác đã gửi cho cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi, giá cát bán thấp nhất là 181.818 đồng/m3 và cao nhất hơn 345.455 đồng/m3. Theo báo giá này, giữa các mỏ và điểm bán chênh nhau gần 164.000 đồng/m3 cát.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Quảng Ngãi cho biết, hiện nay ở Quảng Ngãi đã có 5 mỏ cát đi vào hoạt động thương mại. Nguyên nhân giá cát tăng cao vì phải thông qua đấu giá. Theo lãnh đạo Sở Xây dựng cho hay, doanh nghiệp đấu giá cao thì buộc phải bán giá cao mới có lợi nhuận.
Cách đây vài tháng, tình trạng cát khan hiếm, giá bán tăng cao, nên UBND tỉnh quy định phải kê khai giá bán cát, nhưng hiện đã có nhiều mỏ cát thương mại đi vào hoạt động, không còn xảy ra khan hiếm cát, nên hiện Sở Tài chính đã tham mưu lên UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu các chủ mỏ cát thương mại không phải kê giá, vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng vẫn chưa được UBND tỉnh Quảng Ngãi thông qua.
-
Nhận diện "điểm nổ" của thị trường bất động sản -
Điểm nghẽn được tháo gỡ, dự án bất động sản Đà Nẵng xây dựng sôi động -
Ai sẽ dẫn dắt cuộc chơi bất động sản trong kỷ nguyên mới? -
Doanh nghiệp môi giới bất động sản oằn mình trước áp lực ký quỹ, giữ chỗ -
TP.HCM gỡ vướng 17 dự án kẹt "sổ hồng" vì bỏ chủ trương mua nhà tái định cư -
Tránh xung đột lợi ích trong mô hình bất động sản “livehouse” -
Khu Đông Bắc TP.HCM: “Toạ độ vàng” hút dòng tiền đầu tư sau sáp nhập
-
1 Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng
-
2 Đất nền khu vực Đông Anh (Hà Nội) đang chững lại
-
3 Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI
-
4 TP.HCM kích hoạt cơ chế đặc thù chuẩn bị khởi công tuyến metro số 2
-
5 Lạm phát vẫn đang được kiểm soát tốt, CPI bình quân 6 tháng chỉ tăng 3,27%
-
Năm thứ hai liên tiếp, VPBank nhận giải thưởng “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Asean Ports & Logistics 2025
-
Xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026 - 2030, định hướng đến 2045
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Yingfa Ruineng hướng tới dẫn đầu ngành quang điện thông qua tính bền vững
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG