-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029 -
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm -
Đủ kiểu tranh chấp chung cư -
Phát sốt với thông báo được nhận... nhà
1.
Tôi vừa có cuộc điện thoại với họa sĩ Trần Ngọc Sinh. Anh là một trong những họa sĩ mà tôi rất thích, cả mảng họa và viết. Hiện, Trần Ngọc Sinh sống tại Myanmar. Ở tuổi gần 50, anh vẫn chịu khó đi học, hàng ngày vẽ và viết.
Cách nay 5 năm, Trần Ngọc Sinh sống tại Campuchia. Hàng tháng, anh đều đặn về Việt Nam để họp hành, bàn bạc công việc và gặp gỡ bạn bè. Tại đây, họa sĩ thuê nhà, học tiếng Campuchia và viết tác phẩm “PhnomPenh, PhnomPenh”.
Cách viết của Trần Ngọc Sinh phảng phất chút tâm linh, chút khám phá vùng đất mới, chút lạ lẫm của người quan sát tinh tế. Rồi, chưa kịp qua PhnomPenh thăm anh, thì đã nghe thông báo qua Myanmar sinh sống rồi.
Tất nhiên, phải là người độc thân và có điều kiện một chút xíu, mới có thể thích đời dịch chuyển. Nhưng, nghe Trần Ngọc Sinh nói, giá nhà thuê ở cả Campuchia và Myanmar đều không cao, cũng giống Sài Gòn thôi, nên cũng không phải là áp lực gì.
Người dân ở những vùng đất này sống vẫn giản dị, đủ ăn đủ mặc trong khả năng cho phép, khí hậu cũng khá tương đồng với Sài Gòn, nên các sự dịch chuyển này không gây nên sự khó khăn về tài chính. Vài năm sống ở chỗ kia, chỗ nọ, thú vị quá đi chứ. Hiểu thêm được rất nhiều điều, thêm bao sự trải nghiệm, chẳng phải là thú tiêu khiển cho cuộc đời có ý nghĩa hay sao!
Và cũng tất nhiên, không phải ai cũng muốn có sự dịch chuyển ấy. Nhiều bạn trẻ chỉ nghe thấy chuyện nhảy việc thôi, đã sợ chết dun chết dẽ rồi. Thì huống chi nay sống ở vùng đất này, mai xách ba lô chuyển tới vùng đất khác, thích nghi làm sao nổi.
Đợt dịch bệnh vừa qua, tôi mới chứng kiến rất nhiều người đóng cửa nhà thành phố để về ngôi nhà thứ 2 (second home). Dòng xe di chuyển vào ngày có lệnh giãn cách xã hội trên cao tốc Long Thành, từ Sài Gòn đi Vũng Tàu, đi Phan Thiết, đi Bảo Lộc - Đà Lạt ken đặc. Và cũng tương tự, hết lệnh giãn cách, dòng xe đó lại đổ về thành phố.
Cuộc sống hiện đại thời nay, với cách làm việc từ xa dễ dàng hơn, khiến giới trẻ và trung niên chọn nhiều nơi phù hợp để sinh sống. Ai thích biển thì tới vùng biển, ai thích núi thì lên vùng núi. Ai có tiền thì mua nhà vườn, nhà chung cư, ai ít tiền thì thuê nhà ở. Có những điều phải sau các biến cố mới có thể nhận biết rõ ràng được.
Dịch bệnh Covid-19 vừa qua là một phép thử như vậy. Con người nhận ra nhiều chân giá trị hơn. Việc ở chỗ nào tăng chất lượng sống cũng có bước ngoặc để hiểu rõ hơn.
Và cũng tất nhiên, phải ở sự nhận thức và trình độ nhất định nào đó, người ta mới có các suy nghĩ văn minh và tiến bộ được.
2.
Mỗi khi có dịp, tôi và nhóm bạn thân thường ngồi tranh luận về việc chi tiêu hàng tháng của gia đình. Giá cả lên xuống cũng là mối quan tâm của tất cả mọi người. Thời gian này, chúng tôi thường cập nhật về giá thịt heo ngoài thị trường.
Ai đó nói, thôi chết, giá thịt heo tăng cao quá, hơn 200 ngàn một ký thịt, thì làm sao mà sống nổi. Rồi lại ai đó phản bác, trời ơi, giờ 1 ngày ăn được bao nhiêu lạng thịt heo mà phải suy nghĩ? Người khác không đồng ý, phải suy nghĩ đó bạn ơi, vì giá thịt heo ảnh hưởng tới tất cả các giá thực phẩm khác. Tô phở bò, phở gà cũng vì giá thịt heo mà tăng lên 5 ngàn đồng. Dĩa cơm bụi ngoài lề đường cũng vì thế mà tăng lên 8 ngàn đồng. Cứ mỗi thứ tăng lên một chút như vậy, thì giá thịt heo tăng, là đáng phải lo rồi.
Và cứ thế, những mối lo về thực phẩm là đề tài bàn tán không ngớt. Cũng vì những điều lo lắng ấy, mà người dân chủ động trồng rau trên nóc nhà, trên sân thượng, ngoài balcony, thậm chí miếng đất nhỏ trồng cây cổ thụ phía trước nhà cũng được tranh thủ để gieo hạt ớt, chút rau thơm.
Rồi người ta tìm mua đất vườn để trồng cây, trồng rau. Rồi người thành thị tập tành làm người nông dân. Xu hướng nông thôn hóa thành thị manh nha, từ các mảnh vườn ở khắp nơi trong thành phố. Nếu có được ngôi nhà thứ hai để dịch chuyển cho cuộc sống tất bật hiện đại, thì quả là sự mơ ước của rất nhiều người.
Không ai có thể dạy hoặc áp đặt người khác cách sống. Tuy nhiên, con người luôn có xu hướng cộng đồng, không thể tách rời tập thể được. Xu hướng của người này, nếu phù hợp, ngay lập tức được người khác làm theo. Sống đời dịch chuyển, cứ cả tuần đi làm ở thành phố, cuối tuần đi về nhà vườn với khoảng thời gian 2 tiếng đồng hồ lái xe, cũng là 1 sự thay đổi an toàn. Ít người sống theo cách của 1 công dân toàn cầu vì có nhiều điều khoản ràng buộc và khó thích nghi, nên dịch chuyển gần hơn, nhẹ nhàng hơn, sẽ không bị quá shock về văn hóa và lối sống.
Bạn đã có quyết định nào cho sự dịch chuyển của mình hay chưa?
-
Huyện Đông Anh, Gia Lâm, Mê Linh sắp có thêm hơn 12.000 căn nhà ở xã hội -
Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân: Chưa bao giờ giá nhà ở xã hội rẻ như bây giờ -
Bất động sản Đà Nẵng: Đất nền đi ngang, căn hộ dần hồi phục -
Người dân không dám vay mua nhà, dù lãi suất đã giảm -
Đất đấu giá Thanh Oai “hạ sốt” nhưng giá trúng vẫn lên tới 90 triệu đồng/m2 -
2025 có thể sẽ là năm của đất nền và biệt thự; Nhu cầu bất động sản khu công nghiệp dự kiến tăng mạnh -
TP.HCM “cân não” với quỹ đất 20% làm nhà ở xã hội
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025