
-
Đã có 18/34 địa phương hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Giá 1 m2 chung cư bằng tiền lương đi làm cả năm
-
Theo chân dòng tiền chảy về “vùng đất mới” -
Phấn đấu từ ngày 27/7/2025, không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát -
Hà Nội: Các “ông lớn” bất động sản đóng hàng chục nghìn tỷ đồng tiền sử dụng đất -
TP.HCM công bố 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài
![]() |
Dự án The Aspira của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn High đang chuẩn bị mở bán. Ảnh: G.H |
Cuộc đổ bộ của những tay chơi mới
Công ty cổ phần OBC Thuận An vừa ra mắt thương hiệu mới OBC Holdings. Tại buổi ra mắt thương hiệu này, OBC Thuận An cũng công bố Dự án chung cư A&K Tower.
Được biết, OBC Thuận An được thành lập năm 2020, tại phường Thủ Dầu Một, TP.HCM, với ngành nghề chủ yếu là kinh doanh bất động sản. Ông Trần Văn Hiếu, Tổng giám đốc OBC Holdings cho biết, trong tháng 8/2025, doanh nghiệp này sẽ ra mắt dự án chung cư đầu tay mang tên A&K Tower tại phường An Phú, TP.HCM (trước đây là TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương).
Dự án được xây dựng trên diện tích đất 1 ha, với 2 block chung cư cao 27 tầng, gồm 1.155 căn hộ chung cư có diện tích từ 1 tới 3 phòng ngủ. Đến nay, dự án này đã hoàn thành pháp lý, đang xây dựng hầm móng chung cư.
“Với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển, bên cạnh A&K Tower, trong 5 năm tới, OBC Holdings dự kiến sẽ giới thiệu thêm 5 dự án lớn tại các khu vực chiến lược của tỉnh Bình Dương cũ như Thuận Giao, Tân Đông Hiệp và các vùng đô thị vệ tinh khác, với quy mô hàng ngàn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ. Các dự án này đều được xây dựng dựa trên nền tảng pháp lý minh bạch, quy hoạch đồng bộ và hướng tới xây dựng cộng đồng cư dân hiện đại, gắn kết bền vững với môi trường và hạ tầng khu vực”, ông Hiếu nói.
Một doanh nghiệp mới thành lập khác là Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn High cũng vừa công bố sẽ ra mắt dự án bất động sản trong tháng 8 tới. Cụ thể, công ty này được thành lập năm 2021, với ngành nghề kinh doanh bất động sản, có địa chỉ tại đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Sài Gòn, TP.HCM. Công ty đã mua lại quỹ đất hơn 9.300 m2, tại phường Dĩ An từ Công ty TNHH Đầu tư bất động sản Phúc Gia An để phát triển dự án.
Mới đây, doanh nghiệp này công bố, trong tháng 7 này sẽ ra mắt Dự án The Aspira tại quỹ đất nói trên. Dự án được thiết kế với 2 block chung cư cao 30 tầng, với 1.212 căn hộ chung cư có diện tích từ 1 tới 2 phòng ngủ. Hiện tại, dự án đã xây xong phầm hầm móng, đang triển khai xây dựng phần thân.
Ngoài ra, một thương hiệu từ TP. Hà Nội vừa đổ bộ vào thị trường TP.HCM là Công ty cổ phần Địa ốc Mai Việt, với địa chỉ tại đường Trần Não, phường Thủ Thiêm, TP.HCM. Theo doanh nghiệp này, việc ra mắt văn phòng tại TP.HCM nhằm hướng tới thị trường phát triển nhất cả nước.
Nhiều khó khăn
Ông Nguyễn Hoàng, Phó giám đốc Học viện Eagle Academy (chuyên về nghiên cứu, theo dõi thị trường bất động sản) cho rằng, những doanh nghiệp mới tham gia thị trường sẽ đối mặt nhiều khó khăn. Trong đó, một khó khăn lớn là dòng vốn, bởi dự án bất động sản đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trong khi vốn của doanh nghiệp mới thành lập khá hạn chế.


“Một điểm khó khăn nữa là thương hiệu. Khách hàng mua nhà thường quan tâm yếu tố thương hiệu chủ đầu tư, trong khi các chủ đầu tư mới chưa xây dựng được thương hiệu, nên sẽ gặp khó khăn trong bán hàng”, ông Hoàng nói.
Trên thực tế, các doanh nghiệp mới hiện nay cũng gặp một khó khăn trong việc triển khai bán hàng. Chẳng hạn, Dự án The Aspira, dù đã xây dựng xong phần hầm móng, đầy đủ pháp lý, nhưng vẫn chưa thể triển khai bán hàng, bởi chủ đầu tư chưa tìm được các đại lý phân phối sản phẩm.
Theo phía doanh nghiệp, dù chủ đầu tư đưa mức phí hoa hồng cao hơn mức chung trên thị trường, đồng thời không yêu cầu các đơn vị phân phối phải ký quỹ bán hàng, song nhiều tháng qua, họ chưa mời được các sàn môi giới lớn tham gia bán hàng. Điều này ảnh hưởng lớn tới tiến độ ra hàng của chủ đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Thành, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Phú Thành cho biết, thị trường bất động sản đang “bội thực” nguồn cung, nhất là sản phẩm chung cư. Trong khi đó, các doanh nghiệp mới thành lập và vừa ra mắt dự án đầu tay lại nằm chủ yếu khu vực tỉnh Bình Dương cũ - nơi đang có 15 dự án chung cư mở bán. Điều này tạo ra áp lực cực lớn đối với doanh nghiệp. Nếu đợt mở bán đầu tiên của dự án không suôn sẻ sẽ khiến các đợt mở bán tiếp theo khó khăn hơn.
“Doanh nghiệp mới cần có các chính sách bán hàng hấp dẫn, như giá phải thấp hơn các dự án tương tự đang mở bán của doanh nghiệp có thương hiệu. Thêm vào đó, chính sách thanh toán cần linh hoạt, phù hợp với khách hàng; tiến độ xây dựng phải đảm bảo. Có như vậy mới có thể cạnh tranh bán hàng với các chủ đầu tư đã được nhiều người biết đến”, ông Thành nói.
-
A1 - K-Park Avenue: Biểu tượng sống sang tại trung tâm xứ Thanh -
The An Heritage: Tọa độ “kim cương” ven biển - mặt sông - liền phố cổ tạo sóng đầu tư tại Hội An -
Vinhomes Wonder City: Sức hút đầu tư từ đô thị TOD gắn Metro số 4 phía Tây Hà Nội -
Tây Hà Nội: Cực tăng trưởng nóng của Thủ đô -
BV Land triển khai dự án khu đô thị hơn 4.000 tỷ đồng tại Bắc Ninh -
Đón đầu cơ hội tiên phong tại biểu tượng sống bên sông Hàn -
Du lịch Vân Đồn sẵn sàng cất cánh cùng đặc khu
-
1 Tiếp tục sửa Luật Đất đai, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp
-
2 Bất động sản phía Nam: Chờ cú bứt tốc cuối năm
-
3 Tín hiệu thuận cho đề xuất đầu tư sân bay tại Ninh Bình
-
4 Tín dụng có điều kiện: Giải pháp xóa trần tín dụng ở Việt Nam
-
5 Ngã rẽ mới cho phương án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông
-
Bridge Data Centres công bố báo cáo ESG đầu tiên
-
Huawei lần thứ tư liên tiếp được Gartner Peer Insights vinh danh
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân
-
Mùa hè sôi động với ưu đãi hấp dẫn khi mua Omoda C5 và Jaecoo J7 trong tháng 7
-
SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp
-
Envision vận hành nhà máy sản xuất hydro xanh và amoniac xanh lớn nhất thế giới