-
Thanh tra dự án bất động sản có giá tăng bất thường; Hà Nội có thêm 8 dự án nhà ở xã hội -
Chưa thể thanh toán lãi gói trái phiếu 320 triệu USD, Novaland tiếp tục đàm phán giãn nợ -
Để cư dân không phải “ở trọ” trong chính căn nhà của mình -
TP.HCM gỡ vướng 41 dự án, cấp sổ hồng cho 27.575 căn hộ -
Huế đạt tổng doanh thu bất động sản hơn 1.623 tỷ đồng trong năm 2024 -
Tối ưu chi phí, bài toán cân não của doanh nghiệp địa ốc -
Doanh nghiệp địa ốc tích cực mở rộng quỹ đất
TIN LIÊN QUAN | |
5 điểm hấp dẫn nhất của chung cư New Skyline Văn Quán | |
Thị trường địa ốc ngày càng hấp dẫn | |
Giới đầu cơ BĐS Đà Nẵng "tái xuất giang hồ" |
Thị trường bất động sản Hà Nội và TP. HCM chứng kiến lượng giao dịch tăng mạnh theo từng quý, kể từ đầu năm đến nay.
Báo cáo quý III/2014 của Savills Việt Nam cho biết, tại Hà Nội, kết quả bán hàng tốt của các dự án hạng B và C khiến số căn hộ đã bán của toàn thị trường tăng 58% theo quý.
Các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Tây Hồ và Hà Đông có mức giá tăng trung bình 2,7% theo quý, trong khi 5 quận khác có mức giá giảm trung bình 1,5% theo quý. Những nhà đầu tư và nhà đầu cơ đã quay trở lại thị trường, bên cạnh những người mua có nhu cầu ở thực.
Tại TP.HCM, trong quý III/2014, có 10 dự án mới và 4 dự án cũ đã chào bán thêm 4.600 căn hộ, tăng 19% theo quý và 103% theo năm. Trong đó, đã có 3.280 căn hộ bán thành công, tăng 29% theo quý và 85% theo năm. Đây là lượng giao dịch thành công tốt nhất kể từ quý IV/2010.
Tỷ lệ thuận với thị trường tốt lên là kết quả kinh doanh tốt tại nhiều doanh nghiệp bất động sản. Báo cáo tài chính của Vingroup cho biết, doanh thu thuần hợp nhất quý II/2014 của Vingroup đạt 7.692 tỷ đồng, tăng 25% so với quý I/2014 và tăng 258% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.663 tỷ đồng, tăng 7% so quý I/2014; lợi nhuận sau thuế đạt 1.148 tỷ đồng, tăng 8%. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đều đóng góp mạnh mẽ vào đà tăng trưởng doanh thu của Tập đoàn, trong đó chủ yếu từ nguồn doanh thu chuyển nhượng bất động sản là 6.303 tỷ đồng, tăng 29% so với quý I/2014 và tăng 400% so với cùng kỳ năm 2013, phát sinh từ việc bàn giao các căn hộ tại hai dự án Times City và Royal City.
Không đạt mức lợi nhuận “khủng” như Vingroup vì các dự án đang đầu tư ban đầu nhưng Công ty cổ phần tập đoàn FLC vẫn đạt mức doanh thu lợi nhuận ấn tượng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của FLC đạt 666,8 tỷ đồng, lãi trước thuế 178,22 tỷ đồng. FLC cũng vừa công bố một loạt dự án đầu tư mới từ lĩnh vực nhà ở - khu đô thị, sân golf – khách sạn – nghỉ dưỡng đến dịch vụ đi kèm như cho thuê trực thăng, du thuyền.
Một đơn vị gặp nhiều khó khăn về tài chính những năm trước cũng có sự trở lại khá ngoạn mục là Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House). Theo báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2014 của Thuduc House, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 153 tỷ đồng, tăng 10,8% so với cùng kỳ 2013; lợi nhuận sau thuế là 16,6 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ năm 2013 lỗ 25,7 tỷ đồng). Với kết quả kinh doanh khả quan, Hội đồng quản trị của Thuduc House vừa quyết định nâng tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Phát triển Hạ tầng và bất động sản Thái Bình Dương (PLI) từ mức 37,59% lên mức 61,94% vốn điều lệ. Vào tháng 7/2014, Thuduc House cũng mua 2 triệu cổ phiếu PLI (tương đương 20 tỷ đồng) để chuẩn bị cho các kế hoạch kinh doanh mới.
Ở chiều ngược lại, khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám Công ty cổ phần Vinaconex – một “cánh chim đầu đàn” của ngành kinh doanh bất động sản những năm trước đây. HĐQT Vinaconex vừa có nghị quyết xin Đại hội đồng cổ đông điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh 2014. Theo đó, tổng giá trị sản lượng năm 2014 của Vinaconex là 4.805,3 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch sản lượng đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2014 phê duyệt. Tổng doanh thu là 3.376,5 tỷ đồng, bằng 84,2% kế hoạch doanh thu được phê duyệt.
Tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC), kết quả kiểm toán cho thấy, tình hình tài chính rất khó khăn. Cụ thể, tại ngày 30/6/2014, Công ty trong tình trạng thiếu hụt vốn lưu động, không có thể thanh toán các khoản công nợ đến hạn trả. Khả năng thanh toán các khoản nợ của Công ty trong vòng 12 tháng tới là không rõ ràng.
Nhiều doanh nghiệp khác trong ngành này như: HUD, Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Lilama, Idico hay Hancorp… tuy không có báo cáo về mức doanh thu, lợi nhuận cụ thể nhưng được dự báo là vẫn vô cùng khó khăn khi phải gánh số nợ ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng mỗi đơn vị.
Hà Quang
-
Hàng nghìn tỷ đồng đổ vào hạ tầng, bất động sản khu Đông TP.HCM trở thành bức tranh “sáng” -
Hà Nội duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An -
Bốn lý do khiến Shoshin Binh Thanh WorldHotels Spa & Resort chiếm trọn sự chú ý của giới đầu tư -
Dòng chuyển cư, đầu tư vào The Beverly Solari tăng tốc khi Công viên Grand Park chuẩn bị mở cửa
-
Rao bán tòa nhà Continental Tower mặt đường Hàm Nghi giá hơn 2.000 tỷ đồng -
Căn hộ hạng sang nằm lõi trung tâm Thủ đô được giới nhà giàu săn tìm -
Liên tiếp đón quy hoạch giúp quận lớn bậc nhất Đà Nẵng trở thành "đầu tàu" kinh tế của khu vực -
Một doanh nghiệp tự nguyện trả lại khu "đất vàng" ở quận 1 TP.HCM -
Cận cảnh tâm điểm phồn hoa sôi động bậc nhất thành phố trẻ Đông Hà -
Tập đoàn Ngân Tín trúng đấu giá dự án đô thị có tổng vốn gần 3.000 tỷ đồng tại Bình Định -
Quận Tây Hồ có thêm toà nhà văn phòng cao cấp theo chuẩn LEED Gold
- Shanghai Electric giới thiệu các công nghệ phát triển bền vững tại Hội nghị thượng đỉnh năng lượng tương lai thế giới
- Trò chơi máy tính trực tuyến huyền thoại nhiều người chơi Gunbound quay trở lại
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Mouser Electronics bố sung hơn 10.000 linh liện mới vào danh mục phân phối
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn