
-
Diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 29 m2 vào năm 2024
-
Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới
-
Huyện Thanh Trì (Hà Nội) có thêm hai khu đô thị mới vào năm 2028 và 2029
-
Chuyên gia OneHousing: Vay mua nhà tạo thói quen tích lũy bắt buộc với người làm công ăn lương -
Gõ cửa những kỳ tích mang trái tim "Make in Vietnam" -
[Tết đoàn viên] Các CEO bất động sản đón Tết tại Việt Nam như thế nào? -
Người nhập cư với nỗi niềm mái ấm cuối năm
![]() |
1.
Vừa rồi, anh bạn vong niên rủ tôi đi ăn trưa. Trong lúc đang cao hứng, anh khoe được ba mẹ vợ tặng cho 2 miếng đất chỉ cách nhà anh có 1 căn nhà. Hai miếng đất ấy, ông bà mua cùng lúc với vợ chồng anh đã khá lâu, thời chỉ có 1,5 triệu đồng/m2. Nhà anh thì đã xây lên thành villa rất lớn, còn đất của cha mẹ vợ vì chẳng có nhu cầu ở nên trở thành vườn chuối um tùm. Và theo thời gian, hiện tại giá đất tại khu vực này đang được giao dịch khoảng 27 triệu đồng/m2.
Ba mẹ vợ anh có 2 người con. Vợ anh là con gái lớn, phía sau chị là cậu em trai. Thời còn trẻ, ba mẹ vợ anh đã là một đại gia trong ngành thiết bị y tế. Rồi từ công việc chính, ông bà mua thêm rất nhiều đất đai, nhà cửa. Từ đó tiền đẻ ra tiền. Tới khi cô con gái lấy chồng, sinh cháu trai, ông bà đã tặng cho cháu 2 căn nhà mặt phố. Cậu cháu còn nhỏ xíu làm sao đứng tên được, tất nhiên là vợ chồng anh đứng sở hữu tài sản. Bản thân anh cũng là người vô cùng thành đạt. Các căn nhà rải rác ở quận 11 và Phú Mỹ Hưng tính sơ sơ... chỉ có 7 cái thôi. Tiền thuê nhà đã quá dư để sống, chưa kể công việc làm ăn của anh tại một phòng khám đa khoa đông bệnh nhân mỗi tháng mang lại thu nhập trên 200 triệu đồng.
Nhưng anh vẫn khoái chí khi được cha mẹ vợ tặng thêm cho 2 miếng đất kia, là bởi anh muốn mở mang công việc làm ăn. Căn villa cũ không thể nâng tầng lên tiếp bởi bị quy định về chiều cao trong dự án, giờ chỉ có thể mở rộng mặt bằng. Có thêm được 2 miếng đất lớn, tổng cộng 400 m2 lại chẳng phải bỏ đồng tiền nào ra, ai mà không sướng mê tơi. Anh nói, cha mẹ vợ anh giờ đã già rồi, trên 80 tuổi cả rồi, gần đất xa trời rồi, thì giữ nhà giữ đất để làm gì. Khi nhắm mắt xuôi tay cũng có mang đi được đâu. Chẳng hiểu ngày xưa ông bà cứ sống tiết kiệm làm gì.
Theo lời anh kể, nếu mẹ vợ có 8 lượng vàng, thì ráng nhịn ăn nhịn xài để có thêm đủ 2 lượng nữa, cho “chẵn” 10 lượng mang gửi ngân hàng. Tiền đồng cũng vậy, cũng theo quy tắc ráng sao cho đủ để mua được thêm miếng đất. Ngày còn trẻ khỏe, ông bà còn đi chơi được thì chẳng dám đi du lịch nước ngoài. Đến khi dư dả tiền bạc rồi, lại muốn có thêm sự dư dả ấy lên bậc cao mới. Cứ như vậy, nhà thì nhiều mà tuổi thanh xuân thì không thể lấy tiền mua lại được. Tới giờ đã nhìn thấy “căn nhà 2 m2” gần lắm rồi thì đành phải “nhả” nhà đất ra thôi. Chứ giữ cũng để làm gì!
Nghe anh bạn phân tích, tôi thấy vô cùng có lý. Tuy nhiên, nhìn sang lại thấy anh đang đi đúng vào những bước chân của cha mẹ vợ mình. Tóc anh cũng muối nhiều hơn tiêu rồi. Chả mấy chốc cũng lại ở lứa tuổi cha mẹ vợ. Vậy thì lao tâm khổ tứ với bao nhiêu nhà với đất ấy, thực sự có thấy hạnh phúc và vui sướng không nhỉ?
2.
Nhưng có thể, tôi cũng nhìn với cách phiến diện và chủ quan. Ở khía cạnh khác, người ta rất hạnh phúc khi cuối đời thấy mọi sự yên ổn, đặc biệt là có khoản tiền lớn ăn xài mà không cần phải suy nghĩ gì nhiều nữa.
Hiện nay, tôi đang viết hồi ký cho nghệ sỹ Thương Tín. Anh là một diễn viên điện ảnh đích thực, sinh ra là để cho màn ảnh. Ở bên ngoài thấy anh đang lù đù vậy, mà tới khi máy quay vừa khởi động thì đã thấy một phong thái khác hoàn toàn. Khuôn mặt của Thương Tín là khuôn mặt của cine! Thời trẻ, Thương Tín gặt hái được không ít thành công, tiền bạc anh có rất nhiều. Những năm 80 của thế kỷ trước, khi mọi người còn đang vật lộn với miếng ăn no - chứ chưa nói được bữa ngon, thì Thương Tín đã sống trên tiền. Trong cốp xe hơi, bà xã bao giờ cũng chuẩn bị cho anh rất nhiều tiền USD.
Nhưng sau quá nhiều biến cố của thời cuộc, của cuộc đời, Thương Tín tay trắng. Đến giờ, ở lứa tuổi 59 mà anh không có căn nhà để ở, xe của bạn bè cho mượn. Thương Tín chạy như con thoi giữa Sài Gòn và Phan Rang quê nhà. Khi nào có việc thì anh lên Sài Gòn, còn không thì về quê sinh sống cùng vợ trẻ con thơ. Năm rồi, Thương Tín cũng đóng được cả gần 10 bộ phim, nhưng cát xê không đủ để anh trang trải cuộc sống gia đình.
Tuy nhiên, tôi quý Thương Tín ở chỗ, anh gần như không than vãn hay oán trách gì, cũng không lấy cái danh nghệ sĩ để xin tiền ai. Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã đề nghị tặng căn hộ cho anh với 40%, còn lại 60% thì Thương Tín trả góp qua ngân hàng. Nhưng Tín không dám nhận, vì anh cho biết, mình không thể trả nổi số tiền hàng tháng ấy khi thu nhập từ việc đóng phim khá bấp bênh.
Tiết kiệm tiền để làm gì? Có lẽ mỗi người trong chúng ta đều có câu trả lời thật xác đáng với hoàn cảnh riêng, phù hợp với cuộc sống của mình.
-
Chung cư tại TP.HCM chậm tiến độ bàn giao do giãn cách xã hội -
Bất động sản nghỉ dưỡng sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới? -
Quảng Ngãi bán, chuyển nhượng 6 nhà đất công sản bỏ hoang, xuống cấp -
Phải bố trí diện tích xây nhà ở cho công nhân trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp -
Những cây cầu nối bờ vui của Hà Nội "cổ kính" với "Quận Ocean" -
Khánh Hòa: Doanh nghiệp địa ốc “đánh trống, ghi tên” dự án rồi bỏ hoang -
Rà soát tính khả thi Dự án khu dân cư dịch vụ, du lịch Làng chài Điện Dương
-
Phát hiện, bắt giữ nhiều lô thuốc lá giả, thuốc lá lậu được khai là "bồn thép", "giấy ăn"
-
Cựu Bí thư Hoàng Thị Thúy Lan xin lỗi người dân Vĩnh Phúc, nhận toàn bộ trách nhiệm
-
Hải quan khu vực I liên tục phát hiện ma túy qua đường chuyển phát nhanh
-
Mức án đề nghị của Viện Kiểm sát với 41 bị cáo trong vụ Tập đoàn Phúc Sơn
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách