
-
Doanh nghiệp bất động sản tại Bình Dương: Mỏi mắt chờ được đóng tiền sử dụng đất
-
Chờ bước đột phá thủ tục làm nhà ở xã hội
-
TP.HCM: Doanh nghiệp bất động sản đặt nhiều kỳ vọng vào chính sách thí điểm mới
-
Tín hiệu tích cực trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng -
Thị trường bất động sản Đà Nẵng “tăng nhiệt” -
Thị trường "nóng" lên, đấu giá đất Hà Nội thu về 6.860 tỷ đồng trong quý I/2025 -
K-Home New City nâng tầm tiêu chuẩn nhà ở xã hội tại Việt Nam
Hồ sơ chuyển đổi tăng mạnh
TP.HCM chính thức áp dụng bảng giá đất mới từ ngày 31/10/2024, theo Quyết định số 79/2024/QĐ-UBND của UBND TPHCM.
Trước đó, biết được thông tin TP.HCM công bố bảng giá đất với mức tăng 4 - 38 lần (chưa nhân hệ số K) so với bảng giá đất cũ, nhiều người có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, làm “sổ đỏ” đã đến các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục liên quan trước khi bảng giá đất mới được áp dụng.
Cuối tháng 10 vừa qua, khi phóng viên Báo Đầu tư có mặt tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Gò Vấp, anh Trần Văn Trung, nhân viên của một công ty dịch vụ tư vấn nhà đất đang chờ nộp 6 bộ hồ sơ. Anh Trung chia sẻ, trong tháng 10 (trước thời điểm áp dụng bảng giá đất mới), anh đã hoàn thiện và nộp 15 bộ hồ sơ cho khách hàng ở Gò Vấp, quận 12 và Hóc Môn. Các hồ sơ này chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng, cấp sổ đỏ và có cả sang nhượng đất.
Theo đánh giá của các chuyên gia, bảng giá đất mới này sẽ tác động mạnh đến cá nhân có nhu cầu xin công nhận quyền sử dụng đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất, xin tách thửa với đất ở...
Ông Võ Hồng Thắng, Phó tổng giám đốc DKRA Group cho hay: “Bảng giá đất mới trong ngắn hạn sẽ tác động tâm lý đan xen giữa tích cực và tiêu cực. Người dân có nhu cầu chuyển đổi từ đất khác lên thổ cư sẽ phải đóng tiền thuế cao gấp nhiều lần (ít nhất là 10 lần), đặc biệt là tại các huyện vùng ven, vì đất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực này, thậm chí, số tiền thuế phải đóng còn cao hơn giá đất nông nghiệp đã mua trước đó”.
Doanh nghiệp cũng thêm lo
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, hầu hết doanh nghiệp địa ốc đều cho rằng, trước mắt, bảng giá đất mới không tác động trực tiếp lên các dự án bất động sản, nhưng trong thời gian tới sẽ gián tiếp làm tăng chi phí tạo lập quỹ đất, chi phí đóng tiền sử dụng đất.
Ông Hà Văn Thiện, Phó tổng giám đốc Trần Anh Group chia sẻ, vấn đề đang được các nhà đầu tư và doanh nghiệp rất quan tâm là cơ quan chức năng có cho nợ thuế khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất không. Trước đây, thì không được nợ thuế khi chuyển đổi, nhưng hiện nay, trường hợp chưa có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, thì Luật Đất đai cho phép người sử dụng đất được ghi nợ tiền sử dụng đất, khi nào chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có thu nhập thì mới phải nộp.
“Về giá, chắc chắn trong thời gian tới, giá bán bất động sản sẽ tăng. Bởi theo cơ chế thị trường, khi chi phí đầu vào tăng, thì không có lý do gì để giá đầu ra lại giảm hoặc đi ngang”, ông Thiện nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Trần Quang Trung, Giám đốc phát triển kinh doanh của OneHousing cho rằng, nhiều người dân tại TP.HCM vẫn đang chờ chung cư giảm giá, nhưng điều này không khả thi. Lý do là, tất cả yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phát triển dự án như chi phí thuế đất theo biểu giá mới, chi phí xây dựng, chi phí đầu tư thiết kế sản phẩm... đều bị đội lên rất cao.
Cũng theo ông Trung, trong bối cảnh quỹ đất ngày càng khan hiếm, để sở hữu một vị trí đẹp, đặc biệt là tại khu vực trung tâm, doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền khổng lồ. Khi giá đất cao, chủ đầu tư lại làm một sản phẩm bình dân, thì chắc chắn sẽ lỗ. Với những vị trí đẹp, đơn vị phát triển dự án cũng sẽ phải xây dựng các sản phẩm xứng tầm với vị trí đó, như vậy, sẽ không có giá rẻ.
Từ góc nhìn thị trường, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM nhận định, bảng giá đất điều chỉnh chưa tác động ngay đến thị trường bất động sản, do các dự án được định giá đất chủ yếu theo phương pháp thặng dư. Tuy nhiên, giá đất mới sẽ tác động đến thị trường ở “pha 2”, khi doanh nghiệp bất động sản nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án và lúc này, người dân có tâm lý muốn bán đất với giá cao hơn trước đây, dẫn đến áp lực tăng giá nhà.
Do vậy, Nhà nước cần có biện pháp kiểm soát hiệu quả hoạt động của giới đầu nậu, “cò” đất…, tránh việc lợi dụng bảng giá đất mới để “thổi giá”, làm nhiễu loạn thị trường nhằm mục đích trục lợi bất chính.
-
Hạ tầng chung khu vực Eo Gió hoàn thiện trong quý III/2019 -
Hồ Tràm - điểm đến tiềm năng phát triển bất động sản nghỉ dưỡng -
Quảng Ninh khởi công đường ven biển Hạ Long – Cẩm Phả hơn 1.300 tỷ đồng -
Long An: Phạt chủ đầu tư dự án Bella Vista 330 triệu -
Không gian sống lý tưởng tại Khu đô thị Vạn Phúc -
Bất động sản Kon Tum khởi sắc nhờ hạ tầng giao thông phát triển -
Chủ đầu tư Goldmark City thông tin về việc ngừng cung cấp dịch vụ một số căn hộ
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
Tương lai nào cho Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Thanh Hà - Đá Nhảy?
-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Trung Quốc: Khai mạc Lễ hội xả nước Dujiangyan
-
XCMG chạy đua với thời gian triển khai máy móc hạng nặng để cứu hộ động đất tại Myanmar, Thái Lan
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Bệnh viện Farrer Park và Alliance Healthcare Group Limited hợp tác chiến lược