
-
Sunshine Group bắt tay “ông lớn” Dubai đưa trải nghiệm ẩm thực quốc tế về Tây Hồ Tây
-
Bất động sản Đà Nẵng - Hội An: Tọa độ đầu tư mới
-
Giá trị sống của giới tinh anh và vị thế trong đô thị hiện đại
-
Điểm sáng đầu tư tại Hưng Yên hội tụ “kiềng 3 chân” giao thông - công nghiệp - đô thị -
Isla Bella - Chìa khóa khai mở “kỷ nguyên nghỉ dưỡng” 365 ngày tại miền Bắc -
Vingroup mở lối “Tây tiến”, đánh thức vùng đất vàng Đức Hòa, kiến tạo đô thị triệu cơ hội -
Sun Group khởi công khu đô thị biển 37.000 tỷ đồng lớn bậc nhất Vũng Tàu
Từ nay đến năm 2025, TP.HCM sẽ tập trung phát triển nhà ở tại các khu vực dọc theo điểm kết nối giao thông công cộng trọng điểm như metro số 1 (hướng đông TP Thủ Đức), metro số 2 (hướng Bắc gồm quận Tân Phú, 12), metro 3A (hướng Tây gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh).
TP.HCM đặt mục tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 23,5 m2/người. Tổng diện tích nhà ở tăng thêm giai đoạn 2021-2025 đạt 50 triệu mét vuông sàn, tương đương 367 căn nhà.
![]() |
TP.HCM muốn phát triển nhà ở dọc các tuyến đường giao thông trọng điểm. (Ảnh: Lê Toàn) |
Ở giai đoạn tiếp theo, 2026-2030, TP.HCM tiếp tục định hướng phát triển nhà ở cũng dọc theo các điểm kết nối giao thông trọng điểm, đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở tại các quận nội thành.
Đồng thời quy hoạch, tạo quỹ đất phát triển dự án ở khu vực ngoại thành; ưu tiên phát triển dự án nhà giá rẻ, phục vụ người lao động di cư đến TP.HCM. Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân toàn thành phố đạt 26,5 m2/người.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM, định hướng phát triển nhà ở thành phố đến 2030 là phải gắn với định hướng trước mắt và lâu dài, nghiên cứu, phân tích nhu cầu về cung cầu và thị trường bất động sản, các chính sách về kinh tế và an sinh xã hội, phù hợp với định hướng phát triển không gian toàn Thành phố.
Phát triển nhà ở phải gắn với phát triển đô thị, đảm bảo đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, hoàn chỉnh, chú trọng kết nối liên kết vùng, mở rộng không gian, định hướng phát triển đô thị, khu chức năng, nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển tiềm năng của địa phương.
Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở về giá cả, vị trí, diện tích..., đảm bảo số lượng, chất lượng nhà ở để đáp ứng cho nhu cầu ở của người dân trên địa bàn và khu vực xung quanh. Đẩy mạnh phát triển mô hình nhà chung cư, tăng chỉ tiêu hệ số sử dụng đất xung quanh các khu vực ga của các tuyến Metro đế tận dụng hạ tầng.
Tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê để đáp ứng nhu cầu ở và khả năng chi trả của các đối tượng thu nhập thấp; Phát triển đa dạng về hình thức thanh toán như thuê, thuê mua, mua; ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; phát triển ở cho thuê, nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, giá rẻ cho các đối tượng thu nhập thấp.
Nghiên cứu, cập nhật những chủ trương, định hướng quan trọng trong công tác phát triển nhà ở của Chính phủ. Đẩy mạnh triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân.
![]() |
TP.HCM sẽ tập trung phát triển hình thức nhà ở chung cư cao tầng tại khu vực trung tâm hiện hữu. (Ảnh: Lê Toàn) |
Tại khu vực trung tâm hiện hữu và nội thành hiện hữu, tập trung phát triển hình thức nhà ở chung cư cao tầng, đồng thời phát triển hạ tầng phù hợp với quy mô của dự án để đảm bảo không gây quá tải lên hệ thống hạ tầng hiện hữu.
Đẩy mạnh phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực các quận nội thành phát triển (quận 7, quận 12, quận Bình Tân và TP.Thủ Đức), hình thành các hạt nhân của các trung tâm đô thị trên địa bàn Thành phố.
Tăng diện tích cây xanh: hạn chế phát triển nhà ở tại các khu vực đang chịu tác động của biến đổi khí hậu, đảm bảo thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành các khu đô thị ven kênh rạch.
Ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý, phát triển nhà ở và dịch vụ đô thị; ứng dụng công nghệ vật liệu xây dựng mới nhằm tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững.
Để thực hiện được kế hoạch này, Sở Xây dựng đã đưa ra 7 nhóm giải pháp phát triển triển nhà ở nói chung như: chính sách phát triển; quy hoạch, phát triển quỹ đất; nâng cao năng lực phát triển nhà ở theo dự án; nguồn vốn và thuế; thủ tục hành chính…
Đối với khu vực nội thành phát triển (quận 7, 12, Bình Tân, TP Thủ Đức), thành phố ưu tiên phát triển các dự án xây dựng nhà ở mới, chung cư cao tầng; nhà ở xã hội phục vụ nhóm hưởng chính sách.
Còn khu vực ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ), thành phố sẽ phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu dân cư nông thôn; khu du lịch ở kết hợp sinh thái nghỉ dưỡng, khu đô thị mới, khu đô thị vệ tinh.
Khu vực ngoại thành cũng được định hướng tập trung quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, kết hợp khai thác hệ thống metro, đường vành đai.
Những nội dung này nằm trong chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2030 của Sở Xây dựng vừa gửi UBND TP.HCM.
-
Quảng Nam xem xét điều chỉnh quy hoạch phân khu Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Flamingo Majestic Island Resort - Tâm điểm đầu tư nghỉ dưỡng siêu sang tại miền Bắc -
“Bóc tem” bộ sưu tập tiện ích đỉnh cao của Kyoto 5 lần đầu hiện diện tại xứ Thanh -
Chủ tịch Đà Nẵng đốc thúc tiến độ hai dự án nhà ở xã hội -
Nghệ An chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân -
Tận hưởng phong cách sống Dolce Far Niente nơi tổ hợp Newtown Diamond tại Đà Nẵng -
Đi qua biến động thị trường, đọc vị chân dung thế hệ nhà đầu tư mới
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 19/5
-
2 Tiếng nói doanh nhân: Chúng tôi sẽ làm nhiều việc đã ấp ủ từ lâu
-
3 Những đổi mới, cải cách trong "Bộ tứ trụ cột" là mệnh lệnh từ tương lai dân tộc
-
4 Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/5
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Hisense tỏa sáng tại Cannes
-
ChangAn ra mắt nhà máy Rayong
-
Trinasolar ra mắt giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến tại Solar & Storage Live Philippines