Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Bầu Kiên bị tuyên phạt 30 năm tù
Tú Ân - 09/06/2014 10:57
 
Ngày 9/6, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội đã tuyên bản án sơ thẩm đối với Nguyễn Đức Kiên - Bầu Kiên, Nguyên Phó chủ tịch Ngân hàng ACB và các bị cáo.
TIN LIÊN QUAN

 

Sau khi xem xét đầy đủ hồ sơ vụ án, HĐXX tuyên bố bị cáo Nguyễn Đức Kiên phạm 4 tội danh (Lừa đảo, Trốn thuế, Kinh doanh trái phép, Cố ý làm trái), tuyên phạt 30 năm tù đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên cho cả 4 tội danh.  Hình phạt bổ sung hơn 75 tỷ đồng để sung quỹ Nhà nước. Cấm bị cáo Kiên đảm nhiệm các chức vụ ngân hàng trong 5 năm.

Cụ thể, các bị cáo bị tuyên án với mức hình phạt như sau:

1. Nguyễn Đức Kiên (SN 1964): 30 năm tù cho 4 tội danh (Kinh doanh trái phép; Trốn thuế; Cố ý làm trái; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản). 

2. Lê Vũ Kỳ (SN 1956): 5 năm (trước đó đề nghị từ 7 đến 8 năm tù)

3. Trịnh Kim Quang (SN 1954): 4 năm tù (trước đó đề nghị 6 đến 7 năm tù).

4. Phạm Trung Cang (SN 1954): 3 năm tù (trước đó đề nghị 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 năm)

5. Lý Xuân Hải (SN 1965): 8 năm tù. Cấm đảm nhiệm các chức vụ ngân hàng trong 5 năm (trước đó đề nghị 12 đến 14 năm tù).

6. Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958): 2 năm tù (trước đó đề nghị 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thử thách 5 năm).

7. Trần Ngọc Thanh (SN 1952):  5 năm 6 tháng tù (trước đó đề nghị 9 đến 10 năm tù).

8. Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969): 5 năm tù (trước đó đề nghị 7 đến 8 năm tù).


Tại phiên tòa sáng nay, HĐXX nhận định, mặc dù không giữ vai trò quan trọng ở ngân hàng ACB, nhưng theo đánh giá của bản án sơ thẩm, Nguyễn Đức Kiên có sức ảnh hưởng vô cùng lớn.

Đánh giá về vụ án, bản án sơ thẩm khẳng định, đây là một vụ án gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế nhằm 'phục vụ cho lợi ích nhóm'. Hành vi của các bị cáo đã gây lũng đoạn thị trường tài chính trong nước. Do vậy, cần phải có bản án hết sức nghiêm minh để giáo dục, răn đe.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên phải chịu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất. Do không thành khẩn khai báo, nên không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo luật định.

HĐXX cho biết, tại toà, các bị cáo không nhận các hành vi đã truy tố, Nguyễn Đức Kiên nói rằng các hành vi của mình phù hợp với pháp luật, có tham gia cuộc họp HĐQT của ACB nhưng không có chức vụ gì, không chỉ đạo ai.
Các bị cáo Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến không nhận tội vì cho rằng chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đạo. Huỳnh Quang Tuấn có tham gia cuộc họp nhưng chỉ với tư cách khách mời.
Đối với ông Trần Xuân Giá, theo kết luận của hội đồng chuyên môn, bác sĩ kết luận mắc bệnh hiểm nghèo, đang điều trại tại Bệnh viện Hữu Nghị. Toà án đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với bị cáo này.

Nói về bị cáo Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn, hai người được đề nghị mức án treo, HĐXX nhận định, khi tham gia cuộc họp của HĐQT đều đồng tình thống nhất với những thành viên HĐQT nên vẫn phải chịu trách nhiệm như các bị cáo khác.

   
  Các bị cáo trước vành móng ngựa nghe HĐXX tuyên đọc bản án.  

Đối với hành vi "Kinh doanh trái phép", HĐXX tiếp tục đọc tội trạng của bị cáo Nguyễn Đức Kiên, đưa ra luận cứ về việc Nguyễn Đức Kiên chuyển tiền cho các bị cáo để thay mình đi mua cổ phiếu. Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo sử dụng hàng nghìn tỉ để góp vốn vào công ty khác để mua cổ phiếu của ACB tại Kienlongbank, Vietbank, Bắc Á và Eximbank.

Sau khi đọc hàng loạt những chứng cứ, luận cứ, HĐXX khẳng định Nguyễn Đức Kiên đã có hành vi Kinh doanh trái phép phạm vào điều 159 bộ luật hình sự. Sau đó, Chủ toạ Nguyễn Hữu Chính tiếp tục chuyển sang phần đọc hành vi Trốn thuế của “bầu” Kiên. 

Hành vi Kinh doanh trái phép, Đầu tư cổ phiếu thông qua 6 công ty do Nguyễn Đức Kiên quản lý. Tại phiên toà, Nguyễn Đức Kiên cho rằng việc tiến hành đầu tư cổ phiếu, cổ phần là được phép, hoạt động không vi phạm pháp luật và không cần phải có đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, HĐXX nhận định Nguyễn Đức Kiên thành lập các công ty chỉ để đầu tư cổ phần, cổ phiếu. Hành vi của bị cáo này đã thoả mãn tội danh Kinh doanh trái phép.
 HĐXX nhận định về các lệnh giao dịch mua bán vàng, nếu không có lệnh của ông Kiên những người khác không thể thực hiện. Căn cứ vào lời khai của người liên quan, lời khai của Lý Xuân Hải, việc thực hiện các lệnh mua bán của ông Lê Quang Trung chỉ là hình thức, Nguyễn Đức Kiên giữ vai trò chủ đạo. Việc nói rằng ông Trung phải chịu trách nhiệm là không có căn cứ. 
Tuy nhiên, HĐXX thay đổi quan điểm khi lượng hình so với cáo buộc của Viện KSND Tối cao. "Việc truy tố Điểm a là chưa đủ căn cứ, do đó, điều chỉnh xuống Điểm c của tội danh Kinh doanh trái phép, quy định tại điều 159 BLHS" - bản án sơ thẩm nêu rõ.
Như vậy, so với cáo trạng cũng như cáo buộc từ cơ quan truy tố, "bầu" Kiên được giảm bớt một chi tiết định tội ở khoản 2, Điều 159 BLHS (điểm a, khoản 2 của tội này quy định về tình tiết "Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức"

Đối với hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản": HĐXX xác định Nguyễn Đức Kiên là người đã chỉ đạo cấp dưới ký các hợp đồng thế chấp, uỷ nhiệm chi để chi trả các khoản nợ. Ngày 7/9/2012, cơ quan công an có công văn yêu cầu ACB nộp lại 264 tỉ đồng nhưng tài khoản chỉ còn hơn 53 tỉ đồng nên không thực hiện được yêu cầu chuyển tiền. Tuy nhiên, đến ngày 15/7/2013, cơ quan điều tra mới thu giữ được lại 264 tỉ đồng từ các nguồn của ACB để chi trả lại cho Công ty TNHH thép Hoà Phát.

HĐXX kết luận việc truy tố tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" là đúng người đúng tội. HĐXX cần phải phạt bị cáo một khoản tiền là 100 triệu xung công quỹ nhà nước.

Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Đức Kiên biết rõ cổ phiếu đang được thế chấp nhưng vẫn ký hợp đồng chuyển nhượng và chỉ đạo cho Nguyễn Hải yến thực hiện. Hành vi của Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Hải Yến giữ vai trò đồng phạm. Tuy nhiên, HĐXX thấy rằng, việc thực hiện của hai người trên chỉ là người làm công ăn lương, làm theo chỉ đảo. Phạm tội một phần do nhận thức pháp luật hạn chế và trước toà thành khẩn khai báo nên sẽ xem xét giảm nhẹ mức phạt.

Theo HĐXX, Huyền Như đã được Huỳnh Thị Bảo Ngọc giúp sức tích cực, do vậy, cần đề nghị Bộ Công an khởi tố vụ án đối với Huỳnh Thị Bảo Ngọc. Bà Ngọc là Phó Phòng quản lý quỹ Ngân hàng ACB, người được cho đã liên hệ trực tiếp với Huyền Như trong việc gửi hơn 718 tỷ đồng từ ACB tới chi nhánh của Huyền Như ở Vietinbank.

Về dân sự, buộc Cty B&B truy nộp hơn 25 tỷ đồng. Hình phạt bổ sung, buộc bị cáo Kiên nộp hơn 75 tỷ đồng (gấp 3 lần số tiền thuế).

Đối với hành vi "Trốn thuế": Toà án xác định hành vi của “bầu” Kiên đã phạm vào điều 161 của Bộ luật hình sự.

HĐXX kết luận Nguyễn Đức Kiên phạm tội trốn thuế, việc VKS truy tố bị cáo này là có căn cứ đúng người đúng tội. Nguyễn Đức Kiên Là người chủ mưu, trực tiếp thực hiện nhưng không thành khẩn nhận tội. Đối với Đặng Ngọc Lan (vợ “bầu” Kiên) và Nguyễn Thuý Hương (em gái “bầu” Kiên) là người giúp sức tích cực đối với Nguyễn Đức Kiên. Kiến nghị cơ quan điều tra tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng": Kiên cùng các bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn đã thống nhât việc ủy thác cho các các nhân gửi tiền VNĐ và USD tại các tổ chức tín dụng. Từ ngày 27/6/2011 đến ngày 5/9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho Kế toán trưởng thực hiện ủy thác số tiền 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM.  
Toàn bộ số tiền này đã bị siêu lừa Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt. Như vậy, hành vi thống nhất và ban hành chủ trương ủy thác cho các nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Vietinbank các bị cáo đã làm trái quy định tại điều 106 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB 718 tỷ đồng Trong tội Cố ý làm trái, các bị cáo còn bị cáo buộc việc thống nhất, ban hành chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoáng và hành vi tổ chức thực hiện việc đầu tư cổ phiếu Ngân hàng ACB của bị can Nguyễn Đức Kiên, Lê Vũ Kỳ là làm trái quy định tại điều 29, quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính và đã gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB số tiền gần 687 tỷ đồng.  

Về số tiền 718 tỉ đã được giải quyết trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như nên HĐXX không xem xét. Huỳnh Thị Bảo Ngọc là người trực tiếp liên hệ với Huỳnh Thị Huyền Như, Ngọc trực tiếp thoả thuận với Như về tiền gửi và lãi suất vượt trần sau đó chỉ đạo cho 19 nhân viên mang tiền đi gửi tạo điều kiện cho Huyền Như chiếm đoạt. HĐXX yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ hành vi của Huỳnh Thị Bảo Ngọc xử lý theo quy định pháp luật.

HĐXX nhắc lại mức đề nghị án phạt cho các bị cáo. Đối với Nguyễn Đức Kiên, đề nghị mức án 18-24 tháng tù tội kinh doanh trái phép, phạt 25-30 triệu đồng tịch thu toàn bộ tiền kinh doanh trái phép. 4-5 tù tội trốn thuế, truy thu hơn 24 tỉ đồng, phạt 2-3 lần số tiền trốn thuế. Đề nghị toà án áp dụng 16-18 năm tù về tội lừa đảo. 14-15 tù về tội cố ý làm trái, cấm đảm nhiệm các chức vụ về tài chính, ngân hàng. Tổng hình phạt chung cho 4 tội danh của ông Nguyễn Đức Kiên là 30 năm tù.

Bầu Kiên ngỏ lời xin lỗi các ngân hàng Bầu Kiên ngỏ lời xin lỗi các ngân hàng

() Sáng nay, 2/6, tại phiên tòa xét xử Bầu Kiên và các bị cáo, các bị cáo đã nói lời sau cùng. Bầu Kiên đã xin lỗi các ngân hàng khi gia đình ông buộc phải bán cổ phần của các ngân hàng để trang trải, trả nợ.

Viện kiểm sát vạch rõ Viện kiểm sát vạch rõ "ma trận" kinh doanh, tạo nên "đường vòng tội lỗi" của bầu Kiên

() Trong phiên xét xử mới đây, trước HĐXX, đại diện viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố các bị cáo và đã chỉ ra "đường vòng tội lỗi" ở ACB.

Bầu Kiên bào chữa như một luật sư chuyên nghiệp Bầu Kiên bào chữa như một luật sư chuyên nghiệp

() Những người theo dõi tại phiên tòa chiều 30/5 đều có chung nhận xét rằng lời tự bào chữa của Bầu Kiên "chuyên nghiệp như Luật sư"

Chủ tịch Hòa Phát: Chủ tịch Hòa Phát: "Không có chuyện anh Kiên lừa tôi"

() Sáng ngày 30/5, tại phiên tòa xét xử Bầu Kiên, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát đã khẳng định: "Không có chuyện anh Kiên lừa tôi".

Bầu Kiên: Tôi không chiếm đoạt 264 tỷ đồng của Hòa Phát Bầu Kiên: Tôi không chiếm đoạt 264 tỷ đồng của Hòa Phát

() Trong phiên xét xử thứ 6, ngày 26/5, trước tòa Bầu kiên khẳng định: "Tôi không có nhu cầu tiền để chiếm đoạt 264 tỷ. Tôi không thiếu tiền để chiếm đoạt tiền của ai. Tôi không chiếm đoạt tiền của Hòa Phát vì đạo đức nghề nghiệp không cho phép tôi làm điều này".

Làm rõ rách nhiệm số tiền 718 tỷ đồng bị chiếm đoạt Làm rõ rách nhiệm số tiền 718 tỷ đồng bị chiếm đoạt

() Sáng ngày 24/5, ngày thứ 5 xét xử Bầu Kiên và các đồng phạm, phiên tòa tiếp tục tập trung xét hỏi các vấn đề liên quan đến số tiền 718 tỷ đồng ACB gửi vào Vietinbank và bị Huyền Như chiếm đoạt.

Bầu Kiên phủ nhận cáo buộc lừa đảo và kinh doanh trái phép Bầu Kiên phủ nhận cáo buộc lừa đảo và kinh doanh trái phép

() Sáng nay, ngày 21/5, ngày thứ 2 của phiên xét xử bầu Kiên và 8 bị cáo, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo về tội Kinh doanh trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá Tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá

() Trong phiên xét xử đầu tiên trong vụ án Bầu Kiên vừa tạm nghỉ cách đây ít phút, HĐXX quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với ông Trần Xuân Giá.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư