
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng
-
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
-
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp
![]() |
Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định trong một lần kiểm tra điểm sạt lở khu vực kè chắn sóng biển Tam Quan. Ảnh minh họa. |
Theo UBND tỉnh Bình Đình, hiện nay, các hoạt động khai thác cát trên sông để đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển kinh tế xã hội rất lớn, trong khi chưa có quy định cụ thể về khoảng cách của các vị trí khai thác cát đến bờ sông, công trình thuỷ lợi.
UBND tỉnh Bình Định đánh giá, các hoạt động khai thác cát đã và đang là một phần nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng sạt lở bờ sông, ảnh hưởng đến hoạt động các công trình thuỷ lợi trên sông (đập dâng, trạm bơm).
Ngoài ra, các hoạt động xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng làm thay đổi, chiếm dụng các khu vực trước đây có chức năng là vùng chứa lũ, chậm lũ dẫn đến lưu tốc dòng chảy trên sông nhanh hơn, làm gia tăng sạt lở.
Cùng với đó là việc thực hiện các quy định của pháp luật trong xử lý các vi phạm gây sạt lở bờ sông, bờ biển, nhất là việc khai thác cát ở lòng sông, xây dựng công trình, nhà ở ven sông, ven biển còn nhiều khó khăn và hầu như chưa thể xử lý được.
Những khó khăn, vướng mắc này được UBND tỉnh Bình Định đề cập trong báo cáo kết quả thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 gửi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết, trong giai đoạn từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng 62,32 km đê, kè; với tổng kinh phí hơn 1.240 tỷ đồng.
Trong đó, tỉnh Bình Định đã đầu tư xây dựng 65 công trình phòng, chống sạt lở bờ sông với tổng chiều dài hơn 59 km, tổng kinh phí hơn 1.116 tỷ đồng; 2 công trình bảo vệ bờ biển gồm đê Nhơn Hải dài 1.266 m, tổng vốn đầu tư 88,7 tỷ đồng và đê Nhơn Lý dài 1.175 m, tổng vốn đầu tư 35,2 tỷ đồng.
Về hiệu quả các công trình này, các điểm sạt lở xung yếu cơ bản đã được đầu tư xây dựng bảo đảm an toàn cho người dân và hạ tầng kỹ thuật quan trọng; đồng thời tăng cường khả năng thoát lũ trên sông, ổn định bờ sông và tạo cảnh quan môi trường ở các khu vực ven sông.
Trong thời gian tới, tỉnh Bình Định có 9 khu vực sạt lở bờ sông, bờ biển đặc biệt nguy hiểm với tổng chiều dài là 12.790 m, tổng vốn đầu tư hơn 1.094 tỷ đồng nhưng chưa được bố trí vốn để đầu tư xây dựng công trình.
Một số công trình có nhu cầu vốn lớn như khu vực sạt lở Vườn Trũng, thôn Mỹ Thành (dài 1,1 km, kinh phí 16,5 tỷ đồng); kè dọc 2 bên bờ sông Hà Thanh đoạn qua địa bàn xã Canh Hiển và từ cầu Bình Long đến sông Ngang thôn Hiệp Vinh 1, xã Canh Vinh (đều dài 1 km và cần kinh phí 15 tỷ đồng).
Công trình bảo vệ bờ biển duy nhất là Dự án Khắc phục khẩn cấp bờ biển thị xã Hoài Nhơn dài 6,5 km, cần kinh phí 1.000 tỷ đồng.

-
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10% -
Số hóa: Đòn bẩy chiến lược cho doanh nghiệp Việt trong hành trình chuyển đổi xanh -
Đông Nam bộ tăng tốc phát triển khu công nghiệp sinh thái -
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa hệ thống lưu trữ năng lượng phục vụ phát triển xanh bền vững
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới