
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
-
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
“Lĩnh vực bất động sản, xây dựng, ngân hàng, công nghiệp… gặp khó khăn, không chỉ bộ trưởng mà các thứ trưởng phụ trách lĩnh vực này của các bộ liên tục tổ chức hội thảo, liên tục đi làm việc với lãnh đạo các địa phương, hiệp hội ngành hàng để tìm giải pháp tháo gỡ. Những giải pháp nào vượt quá thẩm quyền thì đề nghị Chính phủ, Quốc hội tháo gỡ. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn và người nông dân gặp vô vàn khó khăn, cần phải có nhiều giải pháp mạnh, đồng bộ nhưng giải pháp của Bộ trưởng hiền quá”, ông Ngân phát biểu.
Trước đó, ông Ngân hỏi Bộ trưởng Cao Đức Phát có biết nông dân đang bị lỗ kép không. “Giá cả đầu ra của sản phẩm nông nghiệp giảm, trong khi đó giá đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cây giống, con giống, thức ăn chăn nuôi) đều tăng. Bộ trưởng có giải pháp gì để người nông dân không còn bị lỗ kép?”, ông Ngân hỏi thẳng.
Một trong những giải pháp hỗ trợ người trồng lúa là việc cho doanh nghiệp thu mua lúa gạo vay vốn ngân hàng không lãi có thời hạn. Nhờ đó, giúp nông dân tiêu thụ được sản phẩm với giá cao hơn. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một chuyên gia về lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng, chính sách này không đạt hiệu quả như mong muốn.
“Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ tài chính trực tiếp cho người nông dân thay vì hỗ trợ thông qua doanh nghiệp. Quan điểm của Bộ trưởng về gợi ý này thế nào?”, PGS. TS Trần Hoàng Ngân hỏi.
![]() | ||
Đại biểu Quốc hội tỉnh Trà Vinh, bà Nguyễn Thị Khá |
Theo tính toán của đại biểu Nguyễn Thị Khá, cứ thu mua 1 triệu tấn gạo, doanh nghiệp “bỏ túi” khoảng 800 tỷ đồng. Còn người trồng lúa thụ hưởng chính sách này không đáng kể.
“Thực tế, doanh nghiệp là người hưởng phần gốc, còn phần ngọn mới đến lượt người trồng lúa. Liệu người nông dân có yên tâm sản xuất không khi mà họ đang bị thiệt kép còn chính sách hỗ trợ không đến trực tiếp tay của họ?”, bà Khá đặt vấn đề với Bộ trưởng Cao Đức Phát.
“Theo Bộ trưởng, người nông dân được hưởng bao nhiêu, doanh nghiệp được hưởng bao nhiêu mỗi khi thực hiện cho vay để thu mua 1 triệu tấn gạo?”, câu hỏi bà Khá đặt ra với Bộ trưởng Cao Đức Phát được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng coi là khá hóc búa.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa lại lo lắng trước thực trạng ngành nông nghiệp đang phụ thuộc vào nước ngoài khi mà 70% lượng thức ăn chăn nuôi gia súc phụ thuộc và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mỗi năm bỏ ra hàng tỷ USD để nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc. Cây giống, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón… đều phụ thuộc nước ngoài.
“Bộ trưởng có biết thực tế này không?”, ông Hòa hỏi.
![]() | ||
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát |
“Chúng tôi thấy rất rõ trách nhiệm của mình với nền nông nghiệp, khu vực nông thôn và bà con nông dân”, Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu và cho biết, để thực hiện trách nhiệm của mình, ngành nông nghiệp đã thực hiện rất nhiều giải pháp trong đó có giải pháp căn cơ, bền vững là thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng nông sản.
Theo ông Cao Đức Phát, khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp là vấn đề thị trường, vì vậy chính sách cho vay thua mua 1 triệu tấn gạo dữ trữ là tối ưu. Mỗi khi thực hiện chính sách này, nông dân không những tiêu thụ được sản phẩm mà giá lúa thường tăng 100-130 đồng/kg nên người trồng lúa được hưởng lợi không ít.
Ông Phát tính toán, giá lúa tăng 100-130 đồng/kg, người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bán được hàng chục triệu tấn lúa với giá cao thì thu được lợi nhuận không ít. “Để mua 1 triệu tấn lúa, doanh nghiệp được vay vốn không lãi 7.000 tỷ đồng, nên họ chỉ có thể có được lợi nhuận tối đa 100 - 200 tỷ đồng chứ không phải 800 tỷ đồng như tính toán của đại biểu Quốc hội”, ông Phát khẳng định.
“Chính sách này là nhằm hỗ trợ thị trường chứ không phải là bao tiêu sản phẩm cho người nông dân. Nhà nước không thể trực tiếp hỗ trợ thị trường được mà phải thông qua khâu trung gian là doanh nghiệp để thực hiện. Vì vậy, có thể khẳng định chính sách cho doanh nghiệp vay thu mua lúa gạo tạm trữ là phù hợp”, ông Phát phát biểu.
Mặc dù vậy, “tư lệnh” ngành nông nghiệp, nông thôn cũng thừa nhận rằng, tất cả các giải pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đang thực hiện chưa thể bảo đảm cho người trồng lúa có lợi nhuận 30%.
“Để người trồng lúa có lợi nhuận tối thiểu 30% thì giá lúa mua tại ruộng tối thiểu phải là 5.400 đồng/kg, nhưng trên thực tế họ chỉ bán được với giá 4.450 đồng đến 4.875 đồng/kg nên chưa thể bảo đảm có lợi nhuận 30% như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ”, ông Phát thừa nhận.
“Thông tin 70% giống lúa phải nhập khẩu là không chính xác”, ông Phát phủ nhận trước một số ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng nền nông nghiệp đang phải phụ thuộc vào nước ngoài.
Mặc dù vậy, ông Phát cũng thừa nhận, hiện tại nước ta phải nhập khẩu 100% phân kali, 50% phân phốt-pho, 30% phân đạm còn thuốc bảo vệ thực vật thì chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu về… đóng gói. “Năm 2012, chúng ta phải nhập khẩu 1,3 triệu tấn ngô, khoảng 1 triệu tấn đỗ tương để làm thức ăn chăn nuôi giai súc”, ông Phát cho biết thêm.
“Để khắc phục được những hạn chế trên, chúng tôi đang tích cực tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, không phải chỗ nào cũng trồng cà phê, cao su, ca cao, hồ tiêu… mà phải chuyển một số vùng sang trồng cây ngô, đỗ tương, sắn… để chủ động thức ăn chăn nuôi”, Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu.
Hàn Tín
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn -
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế