-
Liveshow Dốc Mộng Mơ - Anh em kết đoàn 2025 ủng hộ 2 tỷ đồng xóa nhà tạm, dột nát -
Đẩy nhanh xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm -
Bến Tre tổ chức nhiều sự kiện nhân dịp 125 năm thành lập tỉnh (1/1/1900 - 1/1/2025) -
Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam -
“Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang -
Cần Thơ: Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều sẽ diễn ra vào những ngày cuối năm 2024
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, so với chương trình giáo dục phổ thông 2006, chương trình giáo dục phổ thông 2018 được biên soạn chi tiết, theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của người học; gia tăng yếu tố thực tiễn, thực hành, trải nghiệm; dành quyền chủ động cao hơn cho địa phương, cơ sở giáo dục và giáo viên.
Ảnh minh họa. |
Về ưu điểm của một chương trình nhưng có nhiều bộ sách giáo khoa trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đã huy động được nguồn lực, trí tuệ xã hội rất lớn cùng tham gia biên soạn sách;
Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh để học sinh, giáo viên có được những bộ sách giáo khoa tốt nhất, hấp dẫn nhất. Đến nay có hơn 1000 nhà giáo, nhà khoa học tham gia biên soạn hệ thống sách giáo khoa.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Kim Sơn, chương trình mới cũng đặt ra nhiều thách thức so với chương trình cũ. Trong đó, việc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều việc khó khăn, phức tạp, thách thức hơn; rủi ro trong thẩm định chất lượng sách giáo khoa cao hơn nhiều so với trước đây.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi điều kiện triển khai với trang thiết bị dạy học đầy đủ, giáo viên đủ về số lượng, tăng cường về chất lượng, hợp lý về cơ cấu.
Việc triển khai chưa có tiền lệ nên có thể gây ra những phản ứng nếu truyền thông không đầy đủ đến các tầng lớp xã hội, đặc biệt là phụ huynh…
Theo Bộ trưởng, đến thời điểm này, triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi được hơn nửa chặng đường.
Cụ thể, chương trình sách giáo khoa mới đã và đang triển khai ở các lớp 1, 2, 3, 6, 7, 10; tháng 9 tới đây sẽ triển khai tiếp thêm tới lớp 4, 8, 11. Đến năm 2025, việc triển khai sẽ kết thúc việc thay sách giáo khoa theo chương trình mới.
Qua nắm bắt thông tin và quá trình đánh giá giữa kỳ cho thấy, triển khai thời gian đầu cũng có lúng túng, nhưng nay giáo viên đã quen với thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa.
Việc chọn sách giáo khoa tại các địa phương đi vào nền nếp, không còn khó khăn. Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông cũng sơ bộ nhận định triển khai chương trình mới đã tạo được sự đổi mới, không khí mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của nhà trường. Hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá đã có chuyển biến khả quan bước đầu.
Cũng về sách giáo khoa phục vụ chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay có một số ý kiến đặt lại vấn đề có nên tiếp tục một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa nữa hay không?
Từ góc độ làm chính sách và thực thi chính sách, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đi được nửa chặng đường, nếu thời điểm này lại thay đổi quay về chương trình một bộ sách giáo khoa có nghĩa là toàn bộ triết lý, định hướng và những yếu tố mới trong triển khai chương trình không thực hiện được.
“Một chính sách đang thực hiện nửa chừng mà thay đổi thì sẽ dẫn đến sự hỗn loạn trong việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, người dân thường kêu ngành giáo dục hay thay đổi, năm nào cũng thay đổi. Sau gần 3 năm triển khai chương trình mới, ngành giáo dục đang cố gắng điều chỉnh để củng cố niềm tin của xã hội.
"Nếu thời điểm này có sự thay đổi nữa thì không biết uy tín của ngành Giáo dục sẽ ra sao?”, ông Nguyễn Kim Sơn lo lắng, đồng thời khẳng định, việc đổi mới lần này là cuộc cách mạng trong giáo dục.
Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng cho rằng, trong giáo dục rất khó nhìn thấy ngay kết quả, nên đánh giá với giáo dục cần thời gian để nhìn nhận sẽ tốt hơn. Do đó, cần thiết đến năm 2025, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 đi qua một lộ trình rồi mới đánh giá một cách thấu đáo.
Về góc độ tài chính, kinh tế, theo ông Nguyễn Kim Sơn, hàng trăm triệu bản sách giáo khoa mới đã được xuất bản, nếu bây giờ quay lại với một bộ sách giáo khoa thì thiệt hại là vô cùng to lớn.
“Với tư cách là những người đang triển khai, thực thi, chúng tôi mong hãy để đi hết chặng đường rồi đánh giá, thay đổi. Ngành giáo dục vốn đã khó, nếu quay lại như cũ thì không biết đến bao giờ mới đổi mới thay đổi toàn diện giáo dục”, ông Nguyễn Kim Sơn cho biết.
Nói về cung ứng sách giáo khoa cho năm học mới, PGS-TS. Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho hay, cơ sở đã nỗ lực triển khai in gấp, nhập nhanh để có sách giáo khoa tái bản của các lớp 1,2,3,6,7,10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các lớp 5,9,12 theo chương trình giáo dục phổ thông 2000 phát hành từ ngày 1/5/2023.
Tại các cửa hàng thuộc hệ thống phát hành của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các công ty sách - thiết bị học tập địa phương hiện đã có đầy đủ các đầu sách giáo khoa thuộc các lớp trên.
Sách giáo viên, sách bổ trợ đang tiếp tục được in, nhập kho để cung ứng tới các cửa hàng bán lẻ và tới các trường học phục vụ nhu cầu của giáo viên, học sinh.
Đối với sách giáo khoa lớp 4,8,11 mới, Nhà Xuất bản giáo dục Việt Nam dự kiến phát hành từ ngày 15/6/2023.
Tuy nhiên, hiện mới có một số ít địa phương công bố danh mục lựa chọn sách giáo khoa lớp 4,8,11 và hầu hết chưa có số lượng đăng ký sách cần cung ứng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế này là khó khăn rất lớn đối với các nhà xuất bản, cả về số lượng, thời điểm và phương thức triển khai công tác in, làm sao vừa đảm bảo yêu cầu của Bộ về cung ứng sách giáo khoa phục vụ năm học mới, vừa thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác in và phát hành.
Để hỗ trợ phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa nhanh chóng, thuận tiện, trong thời gian cao điểm từ tháng 5 đến hết tháng 9, đường dây nóng của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục được duy trì.
Phụ huynh, học sinh, nhà trường có thể liên lạc đến số điện thoại 0344181018 khi cần hỗ trợ về mua sách hay phản ánh các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa.
Đường dây nóng hoạt động từ 8h00 đến 22h00 hàng ngày trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 30/9/2023, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ.
-
Nguyễn Văn Nguyên 08:54 | 16-05-2023Tôi hoàn toàn đồng ý quan điểm quay lại một chương trình, một bộ sách giáo khoa. Học sinh học chương trình của Bộ GD & ĐT thì phải cùng nội dung, cùng chương trình mới nói chuyện với nhau, nhận xét, hỏi nhau về bài học được.86 thích
-
Bến Tre tổ chức nhiều sự kiện nhân dịp 125 năm thành lập tỉnh (1/1/1900 - 1/1/2025) -
Những điểm mới trong quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 -
Nhiều địa phương chấn chỉnh “mạnh tay” việc dạy thêm, học thêm -
Dấu ấn Khu trưng bày thành tựu 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam -
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua "Công ước Hà Nội" về tội phạm mạng -
“Hộp quà bất ngờ” từ Vinamilk và Quỹ sữa tặng trẻ thơ vùng cao Tuyên Quang -
Bộ GD&ĐT chính thức ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025
- VinaLiving chính thức bàn giao các căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp tại The Ocean Resort Quy Nhon by Fusion
- ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Vinamilk: “Logo Halal” trên hộp sữa là lời cam kết với người tiêu dùng
- Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
- Tổng đài tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp và cá nhân tại Kế toán Anpha
- Có nên lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm kết hợp với bảo hiểm không?