
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68
-
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vừa có 18 phút giải trình trước Quốc hội về các vấn đề mà các đại biểu Quốc hội quan tâm, như phát triển công nghiệp hỗ trợ; chống buôn lậu và gian lận thương mại; việc xử lý 12 dự án thua lỗ…
Trong đó, liên quan tới việc xử lý 12 dự án thua lỗ, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đây là vấn đề rất “phức tạp”, do các dự án này thực hiện ở nhiều thời kỳ khác nhau, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Do vậy, phải đồng bộ đánh giá lại một cách hệ thống những tồn tại, nguyên nhân, từ đó tìm ra hướng giải quyết.
![]() |
. |
Thông tin từ Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong năm qua, các ban chỉ đạo đã được thành lập để xử lý việc này, để làm sao xử lý tổng thể tất cả các vấn đề từ công nghệ, thương mại, vốn nhà nước đến trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc để xảy ra 12 dự án gây thua lỗ, cũng như làm sao để ngăn chặn tình trạng tương tự xảy ra.
“Bộ Chính trị cũng đã nghe và thống nhất với hướng xử lý của Chính phủ, năm 2017 sẽ toàn tất tất cả các công việc chuẩn bị về chính sách; năm 2018 giải quyết một cách cơ bản và năm 2020, sẽ giải quyết một cách triệt để toàn bộ 12 dự án này. Hiện tiến độ đang được đảm bảo”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết.
Hiện nay, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, trong số 12 dự án thua lỗ, 4 dự án trong lĩnh vực phân bón đã khôi phục lại sản xuất, bắt đầu tiếp cận thị trường và có những hoạt động thương mại có hiệu quả, từ đó hướng đến thực thi giải pháp bán vốn, thu hồi vốn của Nhà nước.
3 dự án xăng sinh học cũng được khởi động lại, dự kiến năm 2018 sẽ hoạt động thương mại, tham gia thị trường và đây là cơ sở để giải quyết triệt để các dự án này.
Trong khi đó, các dự án Gang thép Thái Nguyên, Thép Việt Trung cũng đang có các bước để rút vốn nhà nước, thực hiện các giải pháp về công nghệ, cũng như giải quyết tồn tại với tổng thầu nước ngoài…
Liên quan đến phương án xử lý 12 dự án thua lỗ, trước khi Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV diễn ra, Bộ Công thương đã gửi tới các đại biểu Quốc hội báo cáo cụ thể và khẳng định, Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn vào các dự án, doanh nghiệp nêu trên.
Theo khẳng định của Bộ Công thương, sẽ kiên quyết xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp.
Bộ trưởng cũng khẳng định, bảo đảm thực hiện các phương án xử lý theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch; tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình thực hiện các chủ trương, giải pháp xử lý các dự án, doanh nghiệp; quan tâm toàn diện bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước, quyền của người lao động, an sinh - xã hội, an ninh - quốc phòng, môi trường và ổn định xã hội; hết sức lưu ý đối với khâu định giá tài sản, nhất là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Bộ trưởng cũng cam kết, sẽ tiến hành thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ những sai phạm, vi phạm pháp luật ở từng dự án, doanh nghiệp; làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan; xử lý nghiêm minh và sớm hoàn tất các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật; không để tái diễn những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình quản lý điều hành đối với doanh nghiệp nhà nước như thời gian qua.
Thông tin cho biết, trong báo cáo gửi tới các đại biểu Quốc hội, Bộ Công thương cũng đã đề cập việc xử lý vi phạm của các tập thể, cá nhân tại các dự án của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

-
Chuẩn bị các điều kiện, triển khai nhanh các dự án phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nghị quyết số 66-NQ/TW: Dứt khoát không để tình trạng “nói nhiều làm ít”, “nói mà không làm”
-
"Không đẩy khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong thiết kế chính sách, xây dựng pháp luật"
-
Nghị quyết 68 trở thành cuộc cách mạng tư duy về thể chế cho khu vực kinh tế tư nhân
-
Việt Nam có thể biến thách thức thành cơ hội để phục hồi bền vững -
Ngày mai diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết 66, Nghị quyết 68 -
Giảm 30% tổng mức chi một số nội dung xây dựng pháp luật -
Quốc hội điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các nhiệm vụ cấp bách -
Tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh -
Quốc hội chốt chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, có hiệu lực ngay -
Tổ chức đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần XI vào tháng 12/2025
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới