Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN nhất trí thông qua mục tiêu ký kết RCEP trong năm 2020
Thế Hải - 11/03/2020 09:05
 
Tại Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN hẹp lần thứ 26 (AEM hẹp) đang diễn ra tại Đà Nẵng, các bộ trưởng kinh tế ASEAN cũng nhất trí thông qua mục tiêu ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2020.
Hôm nay, các Bộ trưởng ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận về phương hướng để các nước ASEAN có thể thúc đẩy việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP
Các Bộ trưởng kinh tế ASEAN nhất trí thông qua mục tiêu ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2020

Ngày 10/3/2020, các Bộ trưởng Kinh tế thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã chính thức nhóm họp trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp (AEM hẹp) lần thứ 26 tại Đà Nẵng. Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì Hội nghị này.

Đây là hội nghị thường niên cấp Bộ trưởng phụ trách kinh tế đầu tiên trong năm, là dịp quan trọng để các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN trao đổi, thống nhất định hướng lớn và các ưu tiên hợp tác kinh tế ASEAN năm 2020, hướng tới hoàn thành Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến năm 2025.

Tại Hội nghị AEM hẹp lần thứ 26, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020.

Các sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử, thương mại hàng hóa, năng lượng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, phát triển bền vững, tài chính, thống kê, đổi mới sáng tạo…

Sáng kiến được xây dựng theo 3 định hướng nhằm mục tiêu thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực nội khối ASEAN;  đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững và  nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN.

Việc thông qua các sáng kiến ưu tiên này là một kết quả quan trọng giúp khẳng định vai trò của ASEAN hướng tới củng cố khối đoàn kết khu vực, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đồng thời chủ động ứng phó trước với các cơ hội và thách thức đang nổi lên từ bối cảnh khu vực và toàn cầu.

Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của dịch COVID 19, vai trò chủ động thích ứng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN được Việt Nam thể hiện thông qua đề xuất đưa ra một Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng nhằm duy trì chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong bối cảnh virus Covid-19 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sức khoẻ người dân mà còn nền kinh tế khu vực.

Các bộ trưởng kinh tế ASEAN cũng nhất trí thông qua 6 khuyến nghị của Hội nghị Nhóm đặc trách cao cấp về hội nhập kinh tế ASEAN lần thứ 37. Trong đó, các bộ trưởng nhất trí chỉ đạo các nhóm công tác chuyên ngành đóng góp tích cực vào quá trình rà soát kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN 2025. Thông qua mục tiêu ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong năm 2020.

Còn nhiều cơ hội từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chưa được "khai mở"
Nhiều chuyên gia đánh giá, các nước thành viên chưa tận dụng được hết lợi thế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau 1 năm thành lập.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư