Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 03 tháng 01 năm 2025,
Cảng Quốc tế Long An sẵn sàng khai thác container đi quốc tế
T.V - 04/11/2024 08:49
 
Hiện Cảng Quốc tế Long An đang làm việc với một số hãng tàu quốc tế để trao đổi, tìm hiểu… triển khai kế hoạch vận chuyển hàng hóa đi quốc tế trong năm 2025.

Tiết kiệm 10-30% chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp ĐBSCL

Thông tin trên được bà Ngô Thị Thanh Vy, Phó tổng giám đốc CTCP Quản lý và Khai thác Cảng Quốc tế Long An chia sẻ tại sự kiện tham quan thực tế hệ sinh thái của Cảng Quốc tế Long An mới đây, nằm trong chuỗi hoạt động Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Báo Đầu tư tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với chủ đề “Chuyển đổi để bứt phá”.

Tại buổi gặp gỡ, đại diện CTCP Xây Dựng Long An IDICO cho biết, hiện Công ty đang có khu công nghiêp (KCN) tại Long An và có nhu cầu về dịch vụ phục vụ vận chuyển muốn tìm hiểu về chi phí dịch vụ logistics tại Cảng Quốc tế Long An liệu có cạnh tranh hơn so với các cảng khác ở khu vực phía Nam?

Bà Ngô Thị Thanh Vy, Phó tổng giám đốc CTCP Quản lý và Khai thác Cảng Quốc tế Long An chia sẻ tại sự kiện tham quan thực tế hệ sinh thái của Cảng Quốc tế Long An mới đây nằm trong chuỗi hoạt động Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Báo Đầu tư tổ chức.

Trả lời vấn đề này, bà Vy cho hay, Cảng Quốc tế Long An có lợi thế cạnh tranh và hiện được chính quyền tỉnh Long An rất quan tâm. Bởi Cảng Quốc tế Long An ra đời, mục tiêu nhằm kết nối giao thương trong nước - quốc tế với khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Long An nói riêng.

Cụ thể, CLA kết nối hàng hóa, kho bãi với các tỉnh khu vực ĐBSCL với TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ với thị trường Campuchia. “Như chúng ta đã biết, ĐBSCL là thị trường rất lớn trong việc kinh doanh cũng như đầu mối về xuất khẩu nông sản, trung tâm lớn nhất về thủy sản, trái cây… Tuy nhiên, ĐBSCL đang có một điểm nghẽn lớn đó là nhu cầu logistics của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa”, bà Vy cho hay.

Cũng theo chia sẻ của bà Vy, hiện nay khoảng 70-75% lượng hàng hóa ở khu vực ĐBSCL doanh nghiệp phải thực hiện xuất nhập khẩu, vận chuyển bằng đường bộ hoặc qua cảng tại TP.HCM, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Điều này đang làm lãng phí, do chi phí vận tải của doanh nghiệp thường chiếm 30-40% tùy vào vị trí địa lý, khu vực cũng như mặt hàng. Không chỉ có tốn kém chi phí vận chuyển mà chất lượng hàng hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu.

Với mục tiêu ra đời để phục vụ giao thương cho các tỉnh khu vực ĐBSCL cũng như nắm bắt được xu hướng của doanh nghiệp, nhu cầu của thị trường hiện nay, Cảng Quốc tế Long An đã và đang phát triển thành một chuỗi dịch vụ về logistics (cảng biển, kho bãi, vận tải đa phương thức, trong đó có vận tải về đường bộ, đường sông…) cũng như cung cấp cước vận tải bằng đường hàng không…

Trước thắc mắc Công ty Southlog, bà Vy cũng cho hay, hiện hàng hóa qua Cảng Quốc tế Long An không phải chịu được phí hạ tầng nên hàng hóa của doanh nghiệp khu vực ĐBSCL qua Cảng sẽ tiết kiệm được 10-30% chi phí vận chuyển. Vì Cảng đã có giải pháp trọn gói cho khách hàng, dịch vụ và chi phí cạnh tranh.

Sẵn sàng cho việc khai thác container đi quốc tế

Về kế hoạch kinh doanh và khai thác container bà Ngô Thị Thanh Vy cho hay, hiện Cảng Quốc tế Long An đang khai thác mảng container nội địa đi từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam và ngược lại.

Còn về chuyến vận chuyển quốc tế, theo kế hoạch trong năm 2025, Cảng Quốc tế Long An sẽ triển khai. Hiện Cảng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc khai thác hàng container đi quốc tế. Bởi theo bà Vy, do hàng đi quốc tế sẽ có yêu cầu kiểm soát chặt chẻ hơn so với hàng nội địa nên Cảng Quốc tế Long An đang giai đoạn chuẩn bị để triển khai trong 2025.

Ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Cảng Quốc tế Long An chia sẻ với doanh nghiệp tại sự kiện tham quan thực tế hệ sinh thái của Cảng Quốc tế Long An mới đây nằm trong chuỗi hoạt động Hội nghị Logistics Việt Nam lần thứ 2 - năm 2024 do Báo Đầu tư tổ chức.

Kế hoạch làm việc với các hãng tàu quốc tế, bà Vy cho biết, hiện Cảng đang làm việc với một số hãng tàu quốc tế để trao đổi, tìm hiểu… triển khai kế hoạch vận chuyển hàng hoa trong thời gian tới. “Bởi khi mở một tuyến mới, các hãng tàu phải tính toán rất kỹ cũng như khảo sát được nguồn hàng, khách hàng tiềm năng mới quyết định. Cảng Quốc tế Long An cũng từng bước nỗ lực đầu tư để cung cấp cho khách hàng giải pháp tốt nhất”, bà Vy cho biết thêm.

Hiện tỉnh Long An xem Cảng Quốc tế Long An là một dự án trọng điểm của tỉnh nên cũng sẽ tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa qua Cảng. Theo kế hoạch trong thời gian tới, tỉnh Long An cũng có chủ trương thu hút hàng hóa, container từ các hãng tàu rong và ngoài nước qua Cảng Quốc tế Long An, nhằm mang lại hiệu quả cho khách hàng cũng như gia tăng kinh tế cho tỉnh.

Ông Võ Quốc Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Cảng Quốc tế Long An cho biết, vì yêu quê hương nên Đồng Tâm Group đã xây dựng Cảng quốc tế Long An ở huyện Cần Giuột để kết nối giao thông các tỉnh ĐBSCL với nhau và ĐBSCL với TP.HCM cũng như ngược lại. “Bởi thực tế, ở khu vực ĐBSLC hiện chưa có một Cảng biển quy mô nào nên Đồng Tâm đã quyết định đầu tư vào Cảng Quốc tế Long An để có thể giúp doanh nghiệp phát vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng đến tay người tiêu dùng trong, ngoài nước”, ông Huy cho biết.

Mục tiêu của Cảng Quốc tế Long An là trở thành hệ sinh thái về logictics, nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều này đã được thể hiện trong thời gian qua, Cảng Quốc tế Long An đã cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu hàng rời qua Cảng bao gồm: thủ tục hải quan, vận chuyển giao hàng từ kho của cảng đến đại lý…

Cảng Quốc tế Long An cam kết phát triển bền vững với "Logistics xanh"
Tại Triển lãm Logistics Quốc tế Việt Nam 2024 (VILOG 2024) với chủ đề "Logistics Xanh - Nền tảng cho phát triển bền vững”, không gian triển lãm của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư