
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan
-
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025 -
Mỹ đưa hơn 50 công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế tiếp cận AI, bán dẫn
![]() |
Hệ thống đường ống dẫn khí của "Dòng chảy phương Bắc 1" (Nord Stream 1) trên đất liền tại Lubmin, Đức. Ảnh: REUTERS/TTXVN |
Tại Latvia, người dân đã phải thay đổi để thích ứng kể từ cuối tháng 7 khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho quốc gia vùng Baltic này. Họ biết điều gì chờ đón họ trong những tháng mùa Đông sắp tới. Ông Juons Ratiniks, một lính biên phòng nghỉ hưu sống tại thành phố Rezekne giáp giới Nga, cho biết giá năng lượng tăng cao đến mức nhiều người đã phải cắt dịch vụ cung cấp nước nóng từ đường ống của thành phố và lắp đặt bình nước nóng tại nhà. Ông Ratiniks giải thích rằng việc sử dụng bình nước nóng khi cần sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với sử dụng dịch vụ để nước được đun nóng liên tục.
Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan và Ba Lan cũng bị cắt nguồn cung khí đốt, trong khi các quốc gia khác chứng kiến nguồn cung giảm mạnh. Đường ống Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) cung cấp khí đốt của Nga tới Đức sẽ tạm dừng hoạt động trong vài ngày vào cuối tháng này, lần thứ hai trong mùa Hè năm nay. Theo các chuyên gia, nguồn cung khí đốt từ Nga trong tháng 7 đã giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra kế hoạch khẩn cấp nhằm kêu gọi các nước thành viên giảm sử dụng 15% nhu cầu khí đốt cho đến tháng 3/2023. Trước khi leo thang căng thẳng vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại miền Đông Ukraine, Nga cung cấp khoảng 40% khí đốt tiêu thụ tại EU.
Đầu năm nay, Italy đã giới hạn nhiệt độ hệ thống điều hòa ở trường học và các tòa nhà công cộng để giảm tiêu thụ năng lượng. Tây Ban Nha và Đức cũng đã triển khai sáng kiến tương tự. Sáng kiến của Đức tập trung vào việc giảm điều hòa nhiệt độ trên các phương tiện giao thông công cộng và khuyến khích sử dụng vòi sen tiết kiệm nước. Một số thành phố đã giảm nhiệt độ nước của các bể bơi và giảm hệ thống chiếu sáng đô thị. Trong khi đó, Pháp đang quay lại với chiến dịch chống lãng phí năng lượng được triển khai vào những năm 1970 của thế kỷ trước. Các cửa hàng sử dụng máy điều hòa nhiệt độ sẽ luôn phải đóng kín cửa, nếu không sẽ bị phạt tiền.
Pháp đã giới hạn mức trần giá khí đốt đối với người tiêu dùng, nhưng ở Đức, hóa đơn năng lượng hằng năm của các hộ gia đình dự kiến sẽ tăng vài trăm euro. Tại bang North Rhine-Westphalia (Đức), nhiều người có nguy cơ bị cắt hợp đồng do không thể thanh toán các hóa đơn. Không ít người đang xem xét lắp đặt các tấm pin năng lượng Mặt Trời, trong khi những người khác chuyển sang sử dụng than đá.

-
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2% -
33,3% dân số ở Hàn Quốc sử dụng AI tạo sinh -
Lý do Mỹ và Ukraine chưa thể ký kết thỏa thuận khoáng sản đất hiếm -
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce -
Thuế quan "có đi có lại" là gì? Nền kinh tế nào bị ảnh hưởng nặng nề nhất? -
Kinh tế Mỹ với nỗi lo đình lạm
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower