
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính đón, hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra tiến độ 2 dự án trọng điểm tại Quảng Trị
-
Thủ tướng Ishiba: Việt Nam là đối tác không thể thiếu của Nhật Bản
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam -
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
Năm 2025 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đó là năm cuối thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 2021-2025. Chính vì thế, khi báo cáo Quốc hội, Chính phủ cũng đã xác định năm 2025 chính là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, để đưa nền kinh tế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, lấy ổn định làm tiền đề cho phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.
![]() |
Nỗ lực về đích Kế hoạch 2025 không chỉ phụ thuộc vào việc thực thi các giải pháp trong năm tới, mà quan trọng không kém, là làm sao phải tăng tốc để về đích Kế hoạch 2024. Kết quả đạt được của năm 2024 sẽ là nền tảng quan trọng, tạo đà cho nền kinh tế bứt phá trong năm tới.
Có thể nói, trong 10 tháng của năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Một trong số đó là kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; bội chi, nợ công, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép, nợ nước ngoài giảm nhanh…
Cùng với đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh tiếp tục chuyển biến tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch; doanh nghiệp khôi phục niềm tin vào triển vọng kinh tế. Trong đó, đáng chú ý là sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi nhanh, là động lực dẫn dắt tăng trưởng. Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10 tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; 10 tháng tăng 8,3%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,6%. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 đạt 51,2 điểm, cho thấy sản xuất công nghiệp đã phục hồi nhanh sau bão số 3.
Các động lực tăng trưởng từ phía cầu cũng phục hồi tích cực hơn khi tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vẫn đạt khoảng 27,3 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ; khách quốc tế 10 tháng đạt khoảng 14,1 triệu lượt người, tăng 41,3%; xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng khi hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng cao…
Nhưng mừng đấy mà cũng lo đấy. Bởi khó khăn, thách thức vẫn còn, trong khi Thủ tướng Chính phủ quyết tâm phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025. Làm sao tăng trưởng GDP quý IV phải đạt 7,4-7,6%, để cả năm đạt mức tăng trên 7%, đồng thời kiểm soát lạm phát dưới 4,5% là một nhiệm vụ không đơn giản.
Không đơn giản vì sản xuất - kinh doanh còn nhiều khó khăn khi sức mua của thị trường trong nước chậm phục hồi; tăng trưởng xuất khẩu còn rủi ro; dòng vốn tín dụng cho sản xuất còn khó, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế thấp. Chưa kể, ngành nông nghiệp và du lịch vẫn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Giải ngân vốn đầu tư công - giải pháp quan trọng để thúc tăng trưởng - vẫn thấp…
Hóa giải những thách thức này là nhiệm vụ quan trọng để nền kinh tế có thể tăng tốc về đích Kế hoạch 2024. Đây cũng chính là những thách thức mà nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt trong năm 2025 và do đó, cần quyết liệt hơn nữa để tháo gỡ, cải thiện. Đặc biệt, phải làm sao tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, trong đó có đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, cũng như các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nhiệm vụ là nặng nề, cần hết sức nỗ lực thực hiện, bởi việc về đích Kế hoạch 2024, cũng như Kế hoạch 2025 có vai trò rất lớn cho chặng đường phát triển tiếp theo của Việt Nam, trong giai đoạn 2026-2030, cũng như trong tương lai.

-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng -
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài