Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Chủ tịch JETRO: Hai văn phòng của JETRO tại Việt Nam luôn bận rộn nhất thế giới
Thế Hoàng - 24/08/2022 10:05
 
Hai văn phòng của Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) đặt tại Việt Nam luôn bận rộn nhất thế giới, tiếp đón nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến tư vấn hợp tác đầu tư.
Chủ tịch JETRO Nhật Bản khẳng định, 2 văn phòng của JETRO tại Việt Nam luôn bận rộn nhất thế giới, đón tiếp nhiều doanh nghiệp Nhật đến tư vấn đầu tư .
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Chủ tịch JETRO Nhật Bản khẳng định, hai văn phòng của JETRO tại Việt Nam luôn bận rộn nhất thế giới, đón tiếp nhiều doanh nghiệp Nhật đến tư vấn đầu tư .

Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên tại Thủ đô Tokyo hôm 23/8, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), ông Sasaki Nobuhiko cho biết, JETRO có hai văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Đây là hai trong số những văn phòng bận rộn nhất trên thế giới của JETRO, tiếp đón nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đến xin tư vấn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thông tin với người đứng đầu ngành công thương, ông Sasaki Nobuhiko nói rằng, các công ty Nhật Bản tiếp tục có các hoạt động đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.

"Theo kết quả mới nhất của cuộc khảo sát các công ty Nhật Bản do JETRO thực hiện hàng năm (khảo sát từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2021) nhắm vào các công ty Nhật Bản ở mỗi quốc gia, tỷ lệ các công ty trả lời có kế hoạch “mở rộng” kinh doanh tại Việt Nam trong 1-2 năm tới là 55%, cao nhất trong số các nước ASEAN". 

67% điểm đến xuất khẩu của các công ty Nhật Bản tại Việt Nam là thị trường Nhật Bản. Việt Nam là sự hiện diện không thể thiếu trong việc xây dựng chuỗi cung ứng của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong tương lai, thách thức đặt ra là phải chuyển hướng sản xuất sang các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đồng thời duy trì thế mạnh là sản xuất sản phẩm đa năng. Việt Nam là điểm đến tin cậy nhất trong ASEAN của các doanh nghiệp Nhật Bản để phát triển sản xuất.

Đại diện JETRO cho biết, hiện, các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam chỉ thu mua được 37% nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất ở Việt Nam, còn lại phải nhập khẩu từ các nước ASEAN và Trung Quốc… để xuất khẩu sang các nước khác.

Ông Sasaki Nobuhiko cho rằng, việc các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường vận dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để đầu tư nguồn lực, phục vụ chuyển đổi sản xuất là rất quan trọng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, hợp tác đầu tư giữa Nhật Bản với Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp hai nước, từ đó nâng giá trị hàng hoá cung ứng từ Việt Nam cho Nhật Bản không chỉ dừng lại ở các con số 37% và 67% như đã nêu trên.

Bộ trưởng đề nghị, trong thời gian tới, Cục Xúc tiến thương mại  và JETRO Nhật Bản tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong việc thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại để đạt được các mục tiêu thương mại đề ra, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam, Nhật Bản trong các hoạt động đầu tư sản xuất, cải thiện khả năng cung ứng của doanh nghiệp Việt..

Dòng vốn FDI của Nhật Bản đã hiện diện ở 57/63 tỉnh, thành của Việt Nam. Lũy kế từ năm 1988 đến nay, Nhật Bản đầu tư 4.835 dự án vào Việt Nam với tổng vốn trên 64 tỷ USD. Riêng năm 2021, Nhật Bản đứng thứ 3 trong số các đối tác đầu tư vào Việt Nam khi đăng ký số vốn gần 3,9 tỷ USD, tăng 64,6% so với năm trước.

Vốn FDI của Nhật Bản có chất lượng và hiệu quả thực hiện cao. Sự xuất hiện của nhiều thương hiệu hàng đầu nước này như: Honda, Toyota, Canon… đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Vốn FDI Nhật Bản tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến - chế tạo, sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản.

Tập đoàn Metran (Nhật Bản) mong muốn triển khai dự án tại Đà Nẵng
Tập đoàn Metran mong muốn thực hiện dự án sản xuất thiết bị y tế tại Khu Công nghệ cao Đà Nẵng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư