-
Phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chậm nhất vào 31/12/2031 -
Năm 2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức đấu giá 16 khu đất, có thể thu 9.300 tỷ đồng -
Đà Nẵng cần hơn 8.744 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025 -
Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân chờ tái sinh -
Làm gì để GDP năm 2025 đạt 8% trở lên -
Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồng
Tỉnh sốt ruột
Trong buổi làm việc mới đây với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), lãnh đạo TP. Cần Thơ và tỉnh Cà Mau đã chia sẻ mong đợi của địa phương về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chuỗi dự án khí Lô B - Ô Môn.
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet |
Ông Trần Quốc Trung, Bí thư Thành ủy Cần Thơ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ cho hay, địa phương cam kết ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ PVN triển khai cụm dự án nhà máy điện trong Chuỗi dự án Khí Lô B - Ô Môn. Hiện tại, công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống đường ống tại địa phương đã sẵn sàng.
Mong muốn dự án này sẽ giải quyết được tình trạng thiếu điện cho khu vực miền Tây sau năm 2021, ông Trung đề nghị PVN và EVN cùng trao đổi, thống nhất phương án triển khai sớm các dự án.
Cần Thơ cũng là nơi sẽ đặt các dự án điện tại Trung tâm Điện lực Ô Môn, điểm cuối của Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn.
Chia sẻ tâm trạng chờ đón Dự án, ông Dương Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau cho biết, tỉnh sẽ đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan sớm triển khai dự án này. “Tỉnh Cà Mau cam kết ủng hộ, hỗ trợ PVN và các bên đầu tư trong việc triển khai thực hiện dự án”, ông Bình nói.
Nhà đầu tư mong ngóng
Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn bao gồm các dự án thành phần liên quan đến khai thác khí và xây dựng nhà máy điện.
Khai thác khí gồm Dự án Phát triển mỏ Lô B, 48/95 & 52/97 và Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, hiện do PVN điều hành, sau khi mua lại tài sản của Cheveron (Mỹ).
Ông Lê Ngọc Sơn, Tổng giám đốc Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc cho biết, với khâu thượng nguồn, PVN và các đơn vị thành viên chiếm 70%, còn lại 30% là của đối tác nước ngoài đến từ Nhật Bản và Thái Lan. Dự án thăm dò, khai thác các hợp đồng phân chia sản phẩm của khí Lô B có tổng mức đầu tư 6,7 tỷ USD, thời gian đầu tư, khai thác vận hành hơn 20 năm.
Đối với dự án trung nguồn, đường ống dài hơn 400 km, nối từ mỏ vào bờ ở Cà Mau, cấp khí cho khu vực này, đồng thời đi về phía Kiên Giang và phía Ô Môn. Dự án có tổng mức đầu tư 1,3 tỷ USD.
Đối với dự án hạ nguồn, có một số hộ tiêu thụ chính vùng Ô Môn đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh như Nhiệt điện Ô Môn 3 & 4 do EVN là chủ đầu tư. Ngoài ra, Nhiệt điện Ô Môn 2 trước dự kiến theo hình thức BOT, nhưng nay vẫn chưa có chủ đầu tư.
Tổng vốn đầu tư các dự án điện ở Trung tâm Nhiệt điện Ô Môn ước khoảng 5 tỷ USD, với dự kiến mới nhất là hoàn thành vào năm 2023, chậm hơn so với mốc cuối năm 2021 được nhắc tới trước đây.
Trước đó, vào tháng 9/2017, khi ký thỏa thuận về giá khí miệng giếng và cước vận chuyển của chuỗi dự án này, lãnh đạo PVN kỳ vọng, đây là tiền đề quan trọng để các bên liên quan sớm đi đến thống nhất các thỏa thuận thương mại cần thiết, sớm ra các quyết định đầu tư cuối cùng và đưa chuỗi dự án vào triển khai với mục tiêu cho dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2021.
Theo ông Nguyễn Quốc Thập, Phó tổng giám đốc PVN, tiến độ dự án đang bị chậm, có nguy cơ tăng tổng mức đầu tư và giảm hiệu quả kinh tế.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của sự chậm trễ này, PVN đã kiến nghị, các địa phương hỗ trợ Tập đoàn và các bên đầu tư trong quá trình triển khai dự án.
Đối với điểm nghẽn về hộ tiêu thụ, PVN và các địa phương thống nhất việc kiến nghị lên Chính phủ sớm phê duyệt Báo cáo tiền khả thi Dự án Nhiệt điện Ô Môn 3 & 4, cũng như sớm có chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Điện Ô Môn 2 trong năm 2018.
Về bảo lãnh của Chính phủ (GGU) với các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn còn một số điểm vướng, dẫn đến chưa phê duyệt GGU, PVN cũng kiến nghị sớm có quyết định, làm cơ sở cho các bên có niềm tin, quyết định đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, PVN cũng trông chờ các cấp có thẩm quyền hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về cơ chế đối với việc thu xếp vốn cho chuỗi dự án này.
-
Phấn đấu hoàn thành công tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chậm nhất vào 31/12/2031 -
Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi 282 tỷ đồng -
Năm 2025, Đà Nẵng sẽ tổ chức đấu giá 16 khu đất, có thể thu 9.300 tỷ đồng -
Đà Nẵng cần hơn 8.744 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm 2025
-
Dự án đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân chờ tái sinh -
Làm gì để GDP năm 2025 đạt 8% trở lên -
Kiến nghị đầu tư 68 km cao tốc Dinh Bà - Cao Lãnh trị giá 22.000 tỷ đồng -
Đồng Nai đón 14 dự án "xông đất" đầu năm, tổng vốn đầu tư gần 738 triệu USD -
Sửa đổi quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt -
Không để xảy ra tình trạng "quân xanh, quân đỏ" khi đấu thầu dự án cao tốc -
Thông xe một số đoạn cao tốc Bến Lức - Long Thành
- BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
- Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
- Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
- Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI
- Nutifood đề xuất ngày khởi công sớm dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn
- SeABank hoàn tất chuyển nhượng Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service