
-
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Một cửa hàng tiêu dùng và thời trang của TokyoLife tại Hà Nội vừa được thiết kế lại và vận hành theo mô hình mới. Đáng chú ý 16 trong tổng số 18 nhân viên của cửa hàng này là người điếc. Họ đảm nhận các công việc từ đơn giản như đón khách, chăm sóc hàng hoá, đến phức tạp hơn như tư vấn bán hàng và thu ngân.
Trải nghiệm trong cửa hàng ở 96 Thái Hà được thiết kế lại, với sự hỗ trợ từ các công cụ giao tiếp công nghệ số đến các trang thiết bị, ấn phẩm hướng dẫn nhằm tạo điều kiện tối ưu cho khách hàng và nhân viên phục vụ.
Mục tiêu đến cuối năm nay sẽ nâng tổng số người khuyết tật trong chuỗi này lên khoảng 300 người. Kế hoạch dài hơi hơn là lên 400 người. Hiện chuỗi này có 172 người đang làm việc trong hệ thống. Trong đó, 56 người đang làm việc tại xưởng may tại Hà Nội, 4 nhân viên văn phòng và 112 người điếc làm việc tại các cửa hàng.
![]() |
TokyoLife vẫn đang trong quá trình hoàn thiện quy trình để ngày càng nhiều người khuyết tật, người Điếc có thể tham gia làm việc |
Mục tiêu này không dễ thực hiện, song TokyoLife sẽ tích cực hợp tác với các câu lạc bộ người khuyết tật ở Hà Nội để thực hiện mục tiêu đề ra. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 7% dân số (6,2 triệu người), là người khuyết tật. Một phần trong số đó, khoảng 2,5 triệu người vẫn có khả năng lao động và mong muốn được lao động. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) nhấn mạnh, Việt Nam mất khoảng 3% GDP do không tối ưu hóa vai trò của người khuyết tật trong lực lượng lao động, điều này dẫn đến sự thiếu hụt không hề nhỏ về mặt kinh tế.
Ông Lê Quốc Vinh, Phó Chủ tịch TokyoLife cho hay, mô hình sử dụng người lao động là người khuyết tật tại TokyoLife nếu được nhân rộng với sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp, thì mục tiêu tạo công ăn việc làm bền vững cho 2,5 triệu người khuyết tật là có thể thực hiện được.
Mới đây, TokyoLife đã giúp đỡ cho Việt Chuẩn, một công ty sản xuất khuôn đúc chính xác, áp dụng mô hình này và tuyển dụng được 10 người khuyết tật và đang tiếp tục mở rộng.
TokyoLife có 108 cửa hàng trong cả nước, chủ yếu kinh doanh sản phẩm gia đình và thời trang Nhật Bản chính hãng hoặc sản xuất tại Nhật Bản và Trung Quốc.

-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại -
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 -
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực -
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025