-
Diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp năm 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Đà Nẵng -
Nuôi dưỡng khát vọng khởi nghiệp sáng tạo ngay trên ghế nhà trường -
Vietnam Airlines tổ chức xúc tiến du lịch Việt Nam - châu Âu tại TP. Munich -
PC1 thực hiện tổng thầu nhà máy điện gió tại Philippines -
Tân Ý và VDBC hợp tác phát triển thương mại robot cạo mủ cao su -
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác
Với 25 năm đồng hành phát triển cùng ngành Dầu khí Việt Nam, Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (CLJOC) đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, tạo nguồn thu ngoại tệ, đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động và góp phần quan trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
CLJOC là liên doanh điều hành chung thuộc Lô hợp đồng dầu khí 15-1 trên thềm lục địa Việt Nam, được thành lập năm 1998, bao gồm các bên tham gia: Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Công ty Perenco, Công ty Dầu khí Quốc gia Hàn Quốc (KNOC), Tập đoàn SK và Công ty Geopetrol. Lô 15-1 nằm trong bồn trũng Cửu Long thuộc phần lục địa phía Nam Việt Nam.
Trong quá trình hình thành và phát triển, CLJOC đã phát hiện và đưa chuỗi các mỏ Sư Tử vào khai thác hiệu quả gồm: Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu và hiện đang phát triển dự án Sư Tử Trắng (giai đoạn 2B).
Tổng giám đốc CLJOC Lê Đắc Hóa (bên trái) đi kiểm tra tại giàn khai thác Sư tử vàng. |
Mỏ Sư Tử Đen được phát hiện năm 2000, công bố thương mại vào ngày 8/8/2001 và cho dòng dầu đầu tiên vào 29/10/2003.
Mỏ Sư Tử Đen - Đông Bắc, một phần của mỏ Sư tử đen tiếp tục được Cửu Long JOC đưa vào khai thác tháng 4/2010.
Mỏ Sư Tử Vàng được phát hiện vào ngày 23/10/2001, đưa vào khai thác từ ngày 14/10/2008.
Các mỏ Sư Tử Vàng Đông Bắc và Sư Tử Vàng Tây Nam lần lượt đón dòng dầu đầu tiên vào tháng 11/2013 và tháng 9/2014.
Mỏ Sư Tử Nâu được phát hiện vào tháng 9/2005 và chính thức cho dòng dầu đầu tiên vào tháng 9/2014.
Mỏ khí Sư Tử Trắng được phát hiện vào ngày 19/11/2003. Tháng 11/2016, mỏ Sư Tử Trắng bắt đầu đi vào khai thác giai đoạn 1. Tiếp theo đó vào tháng 6/2021, mỏ Sư Tử Trắng ghi nhận cột mốc mới giai đoạn 2A, đón nhận dòng khí đầu tiên.
Với hàng loạt mỏ được phát hiện và đưa vào phát triển khai thác liên tục, CLJOC trở thành nhà khai thác dầu lớn thứ 2 tại Việt Nam với các cột mốc sản lượng: 100 triệu thùng vào tháng 12/2007, 200 triệu thùng vào tháng 3/2011, 300 triệu thùng vào tháng 6/2016, 350 triệu thùng vào năm 2019 và xác lập cột mốc thành công mới với thành tích khai thác dầu đạt 400 triệu thùng dầu vào ngày 11/11/2022.
Tính đến ngày 31/12/2022, tổng doanh thu đạt 28,81 tỷ USD, nộp ngân sách nhà nước 12,78 tỷ USD.
Phải khẳng định rằng, CLJOC là một liên doanh khai thác dầu cực kỳ hiệu quả về nhiều mặt. Chi phí cho khai thác một thùng dầu là thấp nhất trong các liên doanh.
Tuy nhiên, chỉ hai năm nữa thì CLJOC lại có tương lai… bất định!
Vì có bộ máy điều hành là người của 5 công ty, mặc dù PVN là nhà điều hành chính, nhưng việc gì cũng phải được sự đồng ý của các công ty nước ngoài. Mà với họ, công tác truyền thông và công tác an sinh xã hội là những thứ mà họ không thực sự coi trọng, và thậm chí họ còn “dị ứng” với việc đưa thông tin lên báo chí - mặc dù họ rất nể phục cách làm việc, cách điều hành, quản lý và vận hành của đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật và công nhân Việt Nam. Họ hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của người Việt, nhưng nói đến truyền thông là họ gạt đi ngay. Chính vì thế mà từ nhiều năm nay, hầu như không ai biết về Cửu Long JOC và anh em dầu khí gọi đó là khu mỏ của những con “Sư tử không biết gầm!”
Và chỉ đến bây giờ, khi ông Lê Đắc Hóa, Tổng giám đốc CLJOC, trong rất nhiều các cuộc họp rằng trong bối cảnh thông tin bùng nổ như hiện nay, truyền thông đi trước một bước là một nguyên nhân để tạo ra được sự đồng thuận, thông cảm, chia sẻ của cộng đồng. Chỉ đến lúc ấy, báo chí, truyền thông mới bắt đầu được tiếp cận CLJOC.
Xuất bán dầu tại mỏ Sư Tử Vàng. |
Hiện nay, CLJOC đã và đang nỗ lực tối đa thực hiện khai thác an toàn hiệu quả các mỏ dầu khí và đảm bảo hoàn thành mục tiêu sản lượng khai thác hàng năm trong bối cảnh khi các mỏ hiện hữu đã đi vào giai đoạn suy giảm nhanh (khoảng 13-15% mỗi năm) đòi hỏi phải liên tục nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp công nghệ mới để nâng cao hệ số thu hồi dầu và duy trì sản lượng khai thác.
Bên cạnh đó, Hợp đồng Dầu khí hiện tại Lô 15-1 chuẩn bị kết thúc vào 9/2025 dẫn đến những thách thức trong triển khai một số hạng mục công việc những năm tiếp theo, đặc biệt là dự án phát triển mỏ Sư tử trắng giai đoạn 2B có vốn đầu tư lớn và liên quan mật thiết tới chiến lược ký hợp đồng mới Lô 15.1 sau năm 2025.
Theo ông Lê Đắc Hóa, nhận thức được thực trạng của CLJOC cũng như tầm quan trọng của sự phát triển CLJOC đối với nhà đầu tư và trong chuỗi giá trị mà PVN đang định hướng, CLJOC sẽ tập trung duy trì sản lượng khai thác các mỏ hiện hữu. Trong bối cảnh giá dầu hiện nay khá tích cực, việc duy trì sản lượng khai thác đóng vai trò quan trọng giúp các nhà đầu tư có nguồn tiền để tái tạo đầu tư và tạo động lực cho những dự án phát triển dài hạn hơn.
CLJOC cũng đang nỗ lực nghiên cứu và áp dụng đồng bộ các nhóm giải pháp bao gồm nâng cấp, cải tiến hệ thống thiết bị bề mặt và các giải pháp địa chất - công nghệ mỏ nhằm nâng cao hệ số thu hồi của vỉa có thể kể đến như lắp đặt bơm điện chìm (ESP) cho các giếng khai thác tầng móng mỏ Sư Tử Vàng và chuẩn bị nhân rộng cho một số mỏ như Sư tử đen, Sư tử nâu; nghiên cứu một loạt giải pháp để giảm điểm tắc nghẽn công suất thiết bị bề mặt; cải thiện giới hạn về công suất xử lý nước.
Trong những năm tới, CLJOC tiếp tục đẩy mạnh và tối ưu các chương trình can thiệp giếng nói trên đối với những giếng còn tiềm năng nhằm gia tăng sản lượng khai thác dầu khí. Bên cạnh những giải pháp trên đây, CLJOC đang áp dụng thử nghiệm nhóm công nghệ bơm khí hoặc khí - nước đồng thời vào vỉa gồm phương pháp SWAG và GAGD.
Về Kế hoạch phát triển CLJOC trung hạn và dài hạn, ông Lê Đắc Hóa cho biết, trước mặt, cần tập trung phát triển mỏ Sư Tử Trắng pha 2B. Đây là nhiệm vụ trọng tâm cốt lõi trong chiến lược phát triển CLJOC trung và dài hạn. Việc phát triển Sư Tử Trắng pha 2B không chỉ giúp CLJOC nâng cao sản lượng khai thác cả dầu và khí, mà còn giải quyết bài toán thiếu hụt khí trong tương lai gần; tạo ra chuỗi giá trị cho các công ty khâu sau như PV GAS, điện, đạm và các Công ty dịch vụ trong ngành của PVN như PVD, PTSC, VSP…
Song song với việc phát triển mỏ Sư tử trắng pha 2B, chiến lược mở rộng thăm dò, thẩm lượng tối đa các tiềm năng còn lại cũng là một mục tiêu trung hạn và dài hạn. CLJOC sẽ tập trung ưu tiên thăm dò những cấu tạo triển vọng còn lại có tiềm năng cao, rủi ro thấp, gần khu vực đã có cơ sở hạ tầng hiện hữu để có thể sớm đưa vào khai thác nếu có phát hiện thương mại.
Đặc biệt, để hiện thực hóa mục tiêu trung và dài hạn, điều kiện tiên quyết là CLJOC phải có thêm Hợp đồng chia sản phẩm (PSC). Hợp đồng PSC là cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, là chìa khóa thành công cho tất cả các hoạt động của CLJOC. Do đó, với sự hỗ trợ đồng hành của lãnh đạo PVN và các đối tác, CLJOC kỳ vọng các cơ quan chức năng sẽ sớm xem xét, phê duyệt để CLJOC có thể hiện thực hóa mục tiêu có Hợp đồng PSC mới trong năm 2023, qua đó mở ra những triển vọng, cơ hội mới để duy trì, gia tăng sản lượng khai thác, đạt được các mục tiêu đặt ra.
Về việc này, TS. Nguyễn Quốc Thập, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam, nguyên Phó tổng giám đốc PVN, người cực kỳ am hiểu sự hình thành và phát triển của Cửu Long JOC thẳng thắn phân tích.
"Theo quan điểm của Hội Dầu khí và của cá nhân tôi từ mấy năm về trước, tôi cho rằng, chúng ta nên duy trì hợp đồng dầu khí hiện tại và kéo dài, chỉ có thay đổi bằng cách là nhà đầu tư nước ngoài phải nhường lại một phần cổ phần cho PVEP và nên là theo điều kiện của hợp đồng cũ. Bởi vì theo hợp đồng cũ, chúng ta đã và đang tốt, vậy chúng ta duy trì liên tục và như thế nó sẽ tốt, chỉ có phần nhà đầu tư chúng ta có thể quay trở lại.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, nên ký hợp đồng dầu khí mới. Có nghĩa là, ở một số điều kiện có thể, chủ nhà sẽ đòi hỏi cao hơn những gì mà chúng tôi chứng kiến trong giai đoạn vừa rồi, để mà đàm phán, để mà ra được một hợp đồng dầu khí mới, nó sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến dự án, tức là liên quan đến đầu tư.
Nhà đầu tư từ nay cho đến lúc ký được hợp đồng đầu tư mới sẽ do dự về việc đầu tư, người ta sợ rằng, đầu tư vào đấy nhỡ không ký được hợp đồng thì có nghĩa rằng là người ta không được thu hồi, không có cơ chế cho họ thu hồi. Còn nếu chúng ta tuyên bố được rằng là đi theo hướng gia hạn thì nhà đầu tư có thể yên tâm để tiếp tục đầu tư, nó lại trở thành cam kết. Tôi cho rằng, kịch bản có vẻ như mọi người hướng đến là ký lại hợp đồng dầu khí mới, nhưng ký lại hợp đồng dầu khí mới sẽ làm gián đoạn đầu tư. Gián đoạn đầu tư thì mục tiêu về sản lượng rồi mục tiêu về doanh thu rồi nhiều mục tiêu khác của chúng ta có thể bị ảnh hưởng".
Đến tháng 9/2023, CLJOC sẽ tròn 25 tuổi. 25 năm qua, Lô 15-1 đã có những đóng góp quan trọng vào sản lượng khai thác dầu khí chung của PVEP, PVN. Bằng hiệu quả của dự án, cùng với sự nỗ lực vượt khó của tập thể lãnh đạo, kỹ sư, người lao động CLJOC, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những thành tựu tìm kiếm, khai thác mới để tiếp tục phát huy hiệu quả, đem lại lợi ích lâu dài cho đất nước cũng như các bên tham gia dự án, đồng thời góp phần bảo vệ chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 9/10/2024 -
Tân Ý và VDBC hợp tác phát triển thương mại robot cạo mủ cao su -
WB: Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng nhanh hơn các thị trường khác -
[Emagazine] Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ -
Thừa Thiên Huế: Thành lập mới doanh nghiệp không mất chi phí -
Khi “ông lớn” ngành tiêu dùng bán lẻ thu hút vốn ngoại -
Thuan Thanh Eco-Smart IP Viglacera ngày càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư
-
1 Chính sách tiền lương với nhà giáo sẽ có đột phá? -
2 Chuỗi phòng tập Fit24 cầu cứu Chủ tịch VNDirect Phạm Minh Hương giải cứu, nhưng không thành -
3 Việt Nam hướng đến mục tiêu thu hút 39 - 40 tỷ USD vốn FDI -
4 Rà soát bộ máy quản lý cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành vốn 25.500 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/10
- Agribank ưu đãi vay vốn chỉ từ 3,6%/năm đối với khách hàng cá nhân bị thiệt hại do bão số 3
- Agribank đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, cung cấp tối đa tiện ích cho người dùng
- Làm mát tối ưu, tiết kiệm chi phí với điều hòa công nghiệp
- Công ty Thuỷ sản Cửu Long An Giang được vinh danh ở giải thưởng APEA 2024
- Talkshow chia sẻ về cơ hội và thách thức trong ngành giặt là tại Việt Nam
- Dược Nam Hà: Vươn tầm quốc tế với giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024