-
Tới 21h ngày 7/9: Quảng Ninh, Hải Phòng vẫn mất điện trên 95% -
Hà Nội: Gió giật và mưa, cây đổ nhiều nhưng chưa phải lúc bão Yagi mạnh nhất -
Bão Yagi đổ bộ, nhiều nơi bị mất điện -
Chờ bước đột phá của ngành đường sắt -
Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
Hà Nam: Bí thư Thành ủy Phủ Lý làm Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại phiên họp. |
Đến nay đã có 84/111 quy hoạch được phê duyệt và thẩm định, có 7 quy hoạch đã được lấy ý kiến các bộ, các ngành và sẽ được thẩm định trong thời gian sắp tới.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã cho biết thông tin trên tại phiên họp sáng 18/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4.
Liên quan đến lĩnh vực kế hoạch đầu tư, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận xét, tiến độ lập các quy hoạch đã được đẩy nhanh, rất tích cực. Tuy nhiên, số lượng các quy hoạch được phê duyệt vẫn còn chậm, rất thấp, mới có 26/111 các quy hoạch được phê duyệt, trong đó có quy hoạch tổng thể quốc gia.
Còn quy hoạch không gian biển quốc gia, 20 quy hoạch ngành, 5 quy hoạch vùng, 53 quy hoạch tỉnh và đặc biệt là 5 thành phố trực thuộc trực thuộc trung ương chưa được phê duyệt.
Những quy hoạch đã hoàn thành là con số khá khiêm tốn so với số lượng quy hoạch cần phải tiếp tục hoàn thành sớm theo yêu cầu về tiến độ tại các nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Kinh tế nhận xét.
Cập nhật thông tin về số lượng quy hoạch đã được phê duyệt, Thứ trưởng Bích Ngọc nói, trước khi có Nghị quyết 61 của Quốc hội thì chỉ có 7/111 quy hoạch được phê duyệt.
Tuy nhiên sau khi Nghị quyết 61 của Quốc hội ban hành đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc và tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục đẩy nhanh công tác về quy hoạch. Cho đến nay đã có 84/111 quy hoạch được phê duyệt và thẩm định, hiện nay có 7 quy hoạch đã được lấy ý kiến các bộ, các ngành và sẽ được thẩm định trong thời gian sắp tới. TP.HCM và Hà Nội cũng đang khẩn trương lập quy hoạch.
Còn lại 16 quy hoạch ngành quốc gia, các bộ, ngành đang khẩn trương chỉ đạo để sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bà Ngọc thông tin.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng nêu ba nhóm nguyên nhân dẫn đến chậm phê duyệt quy hoạch.
Nhóm nguyên nhân thứ nhất là Luật Quy hoạch được triển khai từ 2017, cách lập quy hoạch cũng là cách mới và trong quá trình triển khai cũng phát sinh các khó khăn, vướng mắc và cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là trong quá trình thực hiện, một số vướng mắc chỉ có thể sửa được ở Luật Quy hoạch và các quy định liên quan đến luật.
Nhóm nguyên nhân thứ ba là cách hiểu khi xây dựng quy hoạch cũng khác nhau.
“Những nội dung này Chính phủ đã có báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội. Trong thời gian vừa qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu trình Chính phủ để sửa, ban hành các văn bản, đó là Nghị định 58/2023 sửa Nghị định 37. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn và hiện nay các văn bản hướng dẫn chuyên ngành đang tiếp tục được hoàn thiện”, bà Ngọc báo cáo.
Liên quan đến phân bổ đầu tư công, quản lý về đầu tư công - vấn đề được nêu tại báo cáo thẩm tra, Thứ trưởng Bích Ngọc cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ cũng thừa nhận có 5 nhóm nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt được như kỳ vọng.
Một là công tác tổ chức thực hiện ở một số địa phương chưa thực sự quyết liệt. Hai là chưa tập trung xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. Ba là nguyên nhân đã kéo dài trong rất nhiều năm, đó là công tác chuẩn bị dự án đầu tư chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, số phân bổ vốn đầu tư công mặc dù đã giảm xuống trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn này chỉ còn 5.000 dự án nhưng thực sự vẫn còn dư địa để tiếp tục trong thời gian tới để phân bổ một cách tập trung hơn. Cuối cùng là kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công thì chưa nghiêm.
Về kết quả giải ngân, bà Ngọc nêu, trung bình trong 2 năm 2021, 2022 tỷ lệ giải ngân đạt 93,56%, số liệu 8 tháng đầu năm 2023 tỷ lệ giải ngân là 42,35% cao hơn cùng kỳ năm 2022, số liệu năm 2022 là 39,15%, số tuyệt đối thì cao hơn 87.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.
Về nguyên tắc cũng như là thông lệ thì thông thường cuối năm tỷ lệ giải ngân đầu tư công cũng sẽ cao hơn. Hiện nay Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương tập trung giải ngân đầu tư công để đạt được tỷ lệ theo kế hoạch và trong thời gian tới Chính phủ cũng đang quyết liệt chỉ đạo các cơ quan có liên quan chú trọng nâng cao khắc phục công tác chuẩn bị dự án đầu tư công, khắc phục những bất cập trong thời gian vừa qua, Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc cho hay.
-
Bão Yagi đổ bộ, nhiều nơi bị mất điện -
Thủ tướng: Ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Nền kinh tế đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch -
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ tháng 8/2024 -
Chờ bước đột phá của ngành đường sắt -
Sửa Luật Điện lực: Nhà đầu tư vẫn băn khoăn về điện mặt trời mái nhà -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đón, hội đàm với Tổng thống Guinea-Bissau
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng