
-
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
-
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam
-
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước
-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm
-
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phát biểu tại phiên chất vấn chiều nay trên nghị trường Quốc hội, đại biểu Nguyễn Thị Khá (tỉnh Trà Vinh) đã một lần nữa bày tỏ sự lo ngại khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chỉ một tháng nữa được hình thành, nhưng sự chuẩn bị của cộng đồng và doanh nghiệp còn khá mù mờ.
Cho biết đã một lần chất vấn và nhận được câu trả lời của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, nhưng chưa thỏa mãn, đại biểu Nguyễn Thị Khá đã một lần nữa đặt câu hỏi về việc “AEC một tháng nữa được hình thành như cả doanh nghiệp và người lao động chưa có tâm thế sẵn sàng”.
Đại biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) |
“Vậy Chính phủ có giải phải để giải quyết vấn đề này không? Vì sao đến nay Chính phủ vẫn chưa công bố giải pháp? Ai là người chịu trách nhiệm chính”, đại biểu Nguyễn Thị Khá đặt câu hỏi.
Chưa nhận được câu trả lời từ các thành viên Chính phủ, song câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Thị Khá tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.
Thực tế, thời gian qua, dư luận không khỏi quan ngại khi người đi đàm phán cứ đàm phán, còn doanh nghiệp thì lại thờ ơ với các cơ hội và thách thức mang lại khi Việt Nam gia nhập một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hay AEC…
Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội, đại biểu Trần Khắc Tâm (Sóc Trăng) cũng đã thốt lên rằng “thật bất ngờ” khi doanh nghiệp, đội quân được coi là tiên phong trong hội nhập, nhưng một điều tra gần đây cho thấy có đến 76% doanh nghiệp không biết về AEC và 60% được hỏi cho rằng AEC không ảnh hưởng gì đến mình.
Trong khi đó, đa phần doanh nghiệp tỏ ra khá hào hứng với TPP, nhất là sau khi các quốc gia thành viên đã kết thúc đàm phán TPP.
Liên quan đến vấn đề này, Báo Đầu tư đã đặt câu hỏi rằng, phải chăng Việt Nam đã quá hào hứng với TPP mà quên mất AEC ở trước mắt, thì câu trả lời nhận được từ GS-TSKH. Nguyễn Mại là “đúng”.
“Theo quan điểm của cá nhân tôi, AEC rất quan trọng”, ông Mại bày tỏ quan điểm và cho rằng, điểm đáng lưu ý trong AEC đó là có tới 3 sự tự do: tự do về hàng hóa, về dịch vụ qua biên giới và tự do về lao động.
“Tôi cho rằng, đây là điều cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng, vì thời gian không còn nhiều. Rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo lắng về điều này. Câu chuyện AEC không hề đơn giản!”, ông Mại nói.

-
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng -
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương có phương án khai thác hiệu quả Sân vận động quốc gia Mỹ Đình -
Ưu tiên thu hút người tài trực tiếp quản lý, bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh -
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” khi Mỹ điều chỉnh thuế quan -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế -
Thuế 46% đối với Việt Nam: Chuyển dịch chuỗi cung ứng, định hình lại trật tự kinh tế toàn cầu?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn