
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
-
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng
-
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu
-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
Mục tiêu lợi nhuận 12.200 tỷ đồng
Theo báo cáo của HĐQT tại ĐHĐCĐ, trong 6 năm đầu của lộ trình chuyển đổi chiến lược 10 năm (2017-2026), VIB đã thiết lập được một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng vượt trội về quy mô, chất lượng và giá trị thương hiệu, đưa Ngân hàng vào nhóm dẫn đầu ngành về hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng quy mô tài sản và doanh thu, quản trị chi phí hiệu quả, kiểm soát rủi ro chặt chẽ.
![]() |
Lợi nhuận của VIB đã đạt mức tăng trưởng bình quân (CAGR) là 57%/năm trong suốt giai đoạn 6 năm qua, mức hiệu quả lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt trên 30% nhiều năm liên tiếp, vượt trội so với trung bình Top 10 ngân hàng niêm yết.
Kiên định với chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về quy mô và chất lượng, VIB hiện có tỷ trọng bán lẻ thuộc top đầu ngành với tỷ lệ gần 90% danh mục tín dụng và liên tục dẫn đầu thị phần trong các mảng kinh doanh trọng yếu như cho vay mua nhà, mua ô tô, thẻ tín dụng...
VIB đề ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 12.200 tỷ đồng, tăng 15% so với năm trước. Mục tiêu đến cuối năm 2023, tổng tài sản của VIB đạt 428.500 tỷ đổng, tăng 25% so với đầu năm. Tổng dư nợ tín dụng đạt 292.500 tỷ đồng và huy động vốn đạt 292,600 tỷ đồng, tăng lần lượt 25% và 26% so với đầu năm.
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) mục tiêu là 2,6% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 27,1%. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3% và tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II trên 10%.
Trong giai đoạn tiếp theo, VIB đặt ra các chỉ tiêu tăng trưởng bền vững, tiên phong về nền tảng quản trị vững mạnh, dẫn đầu về số hóa và luôn nhất quán với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu về chất lượng và quy mô tại Việt Nam.
VIB đặt mục tiêu thu hút 10 triệu khách hàng đến năm 2026, lợi nhuận tăng trưởng kép 20% - 30% cho giai đoạn 2022-2026, từ đó tăng trưởng năng động và bền vững giá trị vốn hóa cho cổ đông.
Để đạt được các mục tiêu kinh doanh năm 2023 và chiến lược cho giai đoạn chuyển đổi 2022 - 2026, HĐQT VIB xác định các định hướng chiến lược như sau: Các định hướng chiến lược của VIB.
![]() |
Chia cổ tức 35%
Bên cạnh chỉ tiêu lợi nhuận, ĐHĐCĐ VIB đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 25.368 tỷ đồng, tăng 20,36%. Cụ thể, với kế hoạch chi 35% cổ tức cho cổ đông, với mức tối đa 15% cổ tức tiền mặt, 20% cổ phiếu thưởng.
VIB dự kiến phát hành 421.5 triệu cp thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 20%, vốn điều lệ tăng thêm tối đa 4.215 tỷ đồng. Đồng thời, Ngân hàng dự kiến phát hành tối đa 7,6 triệu cp thưởng cho cán bộ nhân viên với tỷ lệ 0,36%, giúp vốn điều lệ tăng thêm tối đa 76 tỷ đồng.
Số cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu không bị hạn chế chuyển nhượng. Cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.
Nguồn tăng vốn từ vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận, có số dư tại 31/12/2022 đã được kiểm toán và phân bổ, có thể được sử dụng cho mục đích tăng vốn điều lệ. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của VIB sẽ tăng từ gần 21.077 tỷ đồng lên 25.368 tỷ đồng.
Với số vốn điều lệ tăng thêm, VIB dự kiến dùng 4.091 tỷ đồng để cấp tín dụng và đầu tư tài sản thanh khoản; 100 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ và 100 tỷ đồng đầu tư nâng cấp mạng lưới chi nhánh.
Sau khi tăng vốn, Commenwealth Bank of Australia (CBA) vẫn là cổ đổng lớn của VIB, tỷ lệ sở hữu giảm từ 19,9% xuống còn 19,84%.Tỷ lệ chia cổ tức cao đã được VIB duy trì thành thông lệ qua nhiều năm, góp phần gia tăng sự tin tưởng và gắn bó của cổ đông dành cho Ngân hàng.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về kế hoạch chi trả cổ tức các năm sau ra sao, ông Đặng Khắc Vỹ, chủ tịch VIB cho biết, trước Covid, VIB kiên định và nhất quán chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu. Trong 3 năm qua do chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo an toàn hoạt động và hỗ trợ nền kinh tế nên chỉ chia cổ tức bằng cổ phiếu.

-
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt -
Sòng phẳng, nhân văn trong thu hồi nợ -
Vàng quốc tế hồi phục, giá vàng miếng SJC đạt 119,3 triệu đồng/lượng -
Chênh lệch giá vàng cao có nguy cơ còn kéo dài -
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây