
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
![]() |
Tăng dân số cơ học tại các thành phố lớn trực thuộc Trung ương đang tạo sức ép lớn đối với hạ tầng đô thị. Ảnh: N.L |
Sau khi thảo luận tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục tổng kết đầy đủ, toàn diện hơn về đề xuất mới.
Tạo tâm lý bị phân biệt đối xử
Thực hiện yêu cầu nói trên, Bộ Công an đã gấp rút hoàn thành đánh giá tác động về đăng ký, quản lý cư trú tại các thành phố lớn.
Thứ trưởng Bộ Công an, ông Nguyễn Duy Ngọc nêu thực tế những năm qua, quy định về điều kiện riêng không thực sự phát huy hiệu quả, tình trạng gia tăng dân số cơ học, di dân từ các tỉnh đến các thành phố lớn, trong đó có các thành phố trực thuộc Trung ương vẫn rất cao.
Nhiều người dân không có hộ khẩu vẫn sinh sống, làm việc tại các thành phố lớn, nhưng gặp nhiều khó khăn trong học tập, lao động cũng như thụ hưởng các dịch vụ xã hội.
Đáng chú ý là, nhiều người có cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của thành phố, nhưng lại không được hưởng đầy đủ các dịch vụ, phúc lợi xã hội như người có hộ khẩu thường trú tại thành phố, nên phần nào tạo tâm lý bị phân biệt đối xử, ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp. Do vậy, quan điểm của Chính phủ là quy định thống nhất trên toàn quốc: công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nào thì được đăng ký thường trú tại đó.
Bộ Công an khẳng định, việc tăng thời hạn tạm trú đối với các quận nội thành chưa phải là giải pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về dân cư và giải quyết được vấn đề nhập cư ở các thành phố lớn.
Chưa có cơ sở để sửa đổi
Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Trương Minh Hoàng, có ý kiến tại cơ quan thẩm tra cho rằng, việc bỏ điều kiện riêng cần được cân nhắc thận trọng. Khi kết cấu hạ tầng, khả năng đáp ứng dịch vụ thiết yếu ở các thành phố lớn còn có sự chênh lệch đáng kể, thì vẫn cần duy trì điều kiện đăng ký thường trú riêng.
“Nếu quy định như Dự thảo thì có bảo đảm được việc cung cấp các dịch vụ công như hiện nay không?”, đại biểu Leo Thị Lịch, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội băn khoăn.
Tương tự, đại biểu Đào Tú Hoa (Hà Nội) bày tỏ: “Với trách nhiệm của một đại biểu của Thủ đô, tôi trăn trở rất nhiều với việc bỏ điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố trực thuộc Trung ương”.
Theo bà Hoa, yêu cầu đặt ra là không chỉ thực hiện quyền tự do cư trú, mà phải bảo đảm an ninh xã hội, bảo đảm an toàn, chất lượng cuộc sống của người dân. Vì thế, đại biểu Hoa cho rằng, chưa có cơ sở để quyết định việc bỏ điều kiện riêng về đăng ký thường trú.
Cũng sống ở Hà Nội, nhưng Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng cho rằng, quản lý dân cư phải thống nhất.
Theo ông Hồng, việc đặt điều kiện đối với nhập hộ khẩu ít nhiều tạo tâm lý kỳ thị trong một bộ phận người dân, chưa kể làm phức tạp thêm một số vấn đề về quản lý an ninh trật tự, tội phạm, an toàn giao thông.
Đại biểu Hồng cũng nhắc đến câu chuyện con gà có trước hay quả trứng có trước khi yêu cầu muốn có hộ khẩu ở Hà Nội thì phải có nhà, mà muốn có nhà phải có hộ khẩu…, khi quy định về nhà ở hợp pháp còn chưa chặt chẽ.
"Do vậy, việc bỏ các điều kiện riêng có nhiều mặt tích cực", ông Hồng nói.
10 năm trước, khi Quốc hội thảo luận về Luật Thủ đô, với điều kiện "siết" nhập cư, một vị đại biểu phát biểu rằng, dân gian có câu: "Thóc đến đâu, bồ câu đến đó". Theo đó, ở đâu có việc làm, có cơm ăn, có áo mặc, con cái được học hành, an ninh trật tự được bảo đảm, thì nhiều người tìm đến.
Như vậy, thay vì dùng các biện pháp hành chính, Thủ đô nên dùng biện pháp kinh tế - xã hội khác, như thúc đẩy phát triển đô thị vệ tinh các vùng ngoại thành để thu hút người dân giãn ra.
Sau đó, Quốc hội khóa XII không thông qua Luật Thủ đô. Nhưng, Luật Thủ đô đã được Quốc hội khoá XIII thông qua năm 2012, với nhiều điều kiện riêng về đăng ký thường trú.
-
Tập trung ứng phó khẩn cấp với mưa lũ trên lưu vực sông Cả
-
TP.HCM nêu nguyên nhân chậm xây dựng, ban hành kế hoạch triển khai cơ chế, chính sách đặc thù
-
Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Đại học Phenikaa trở thành hình mẫu về tự chủ, đổi mới và quản trị thông minh
-
Làm rõ một số vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến thuế thu nhập cá nhân -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025 -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật -
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang -
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân -
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân