-
Bộ Công an có tân Thứ trưởng -
Thủ tướng chỉ thị chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân -
Hai năm liên tiếp Thái Bình thu hút FDI đạt trên 1 tỷ USD -
Phó bí thư Tỉnh ủy Lê Hồng Vinh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhiệm kỳ 2021 - 2026 -
Năm 2025: Đột phá để về đích cả chặng đường 2021-2025 -
Ngoại giao Việt Nam với những chuyển động mạnh mẽ
Nâng cao năng lực cạnh tranh, cải cách môi trường kinh doanh luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Là một trong những cực tăng trưởng của cả nước, Thành phố Hải Phòng đã có nhiều nỗ lực để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nhằm phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trong Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 03/06/2020 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 đã nhấn mạnh các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu “Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo, tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu”; Chương trình hành động số 02-CTr/TU ngày 25/12/2020 của Ban Chấp hàng Đảng bộ thành phố thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố đã nêu mục tiêu “Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện, phấn đấu Hải Phòng luôn là một trong 10 địa phương đạt thứ hạng cao nhất về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)”.
Một trong những sáng kiến và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư của thành phố là triển khai khảo sát DDCI Hải Phòng liên tục 5 năm từ năm 2020-2024, nhằm đánh giá chất lượng quản lý, điều hành của các Sở, ban, ngành và quận, huyện thông qua cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
Năm 2024 là năm thứ 5 liên tiếp, UBND Thành phố Hải Phòng thực hiện đánh giá chỉ số DDCI thông qua đơn vị tư vấn độc lập. Cục Thống kê thành phố thực hiện khảo sát, điều tra thông qua mạng lưới các điều tra viên. Việc tiến hành khảo sát, đánh giá DDCI được nghiên cứu khoa học, thực hiện minh bạch, khách quan, với sự giám sát của một cơ quan hoàn toàn độc lập.
Tại Quyết định số 5009/QĐ-UBND của UBND Thành phố Hải Phòng ban hành ngày 30/12/2024 phê duyệt kết quả điểm số, xếp hạng và Báo cáo kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thành phố Hải Phòng năm 2024.
Ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng báo cáo kết quả đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) Thành phố Hải Phòng năm 2024. |
Ông Nguyễn Ngọc Tú, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cho biết: Tiếp nối chủ đề của các năm trước, DDCI Hải Phòng năm 2024 với chủ đề “Hải Phòng - Tăng tốc và bứt phá” tiếp tục thể hiện tinh thần cải cách mạnh mẽ và sự quyết tâm của thành phố Hải Phòng trong năm 2024, 2025 để hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Việc triển khai DDCI để thúc đẩy cải thiện chất lượng quản lý, điều hành kinh tế của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện tại thành phố, tạo động lực cải cách liên tục và đồng bộ giữa các ngành, các cấp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại Hải Phòng.
Năm 2024, DDCI Hải Phòng có 5 điểm mới. Đó là, Điều chỉnh phạm vi khảo sát, điều tra; Mở rộng thu thập dữ liệu về đối tượng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khảo sát; Cải tiến và hoàn thiện chỉ số thành phần; Bổ sung câu hỏi về ảnh hưởng của bão Yagi; Tách vai trò thực hiện giám sát quá trình khảo sát DDCI.
Kết quả DDCI Hải Phòng năm 2024 được đưa ra dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ công tác khảo sát, điều tra 2.507 phiếu doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh (70,4% khảo sát trực tuyến, 29,6 khảo sát trực tiếp) đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. Trong đó, 851 phiếu DDCI địa phương, 1.656 phiếu DDCI sở, ban, ngành.
Cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng hỗ trợ doanh nghiệp đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa. |
DDCI Hải Phòng cấp sở, ban, ngành được tổng hợp từ 1.656 các cơ sở sản, xuất kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước chiếm phần lớn với 69,4%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,27%, doanh nghiệp nhà nước chiếm 3,94% và còn lại 9,7% doanh nghiệp thuộc loại hình khác.
Theo lĩnh vực ngành nghề, thương mại - dịch vụ vẫn là ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phân phối mẫu (71,34%), tiếp theo là ngành công nghiệp - xây dựng (25,82%) và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 2,41%. Tỷ lệ này cũng khá tương đồng với dàn mẫu khảo sát DDCI các năm trước.
DDCI cấp địa phương năm 2024 đã khảo sát 851 cơ sở sản xuất, kinh doanh (chủ yếu là hộ kinh doanh chiếm 98,41%, một số ít là doanh nghiệp chiếm 1,34%, Chi nhánh/văn phòng đại diện chiếm 0,12%) từ 14 quận, huyện trong thành phố. Trong đó, chiếm phần lớn là các hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh trên 10 năm (43,36%), hộ kinh doanh hoạt động trong khoảng 6-10 năm là 30,95%, còn lại 25,43% hộ kinh doanh mới thành lập dưới 5 năm.
Xét theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chiếm tỉ lệ lớn trong mẫu điều tra là các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, chiếm tới 79,64%, tiếp theo là các hộ kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng 12,85%, các hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông/lâm nghiệp/thủy sản chiếm 7,52%.
Theo đó, điểm số DDCI trung bình chung cấp Sở, ban, ngành đạt 75,15 điểm, giảm 1,44 điểm so với năm 2023, đạt mức khá, trong đó có 21 cơ quan đạt mức điểm khá. Điểm số DDCI trung bình chung cấp địa phương đạt 80,80 điểm, giảm 2,64 điểm so với năm 2023, đạt mức tốt, trong đó có 1 cơ quan đạt mức điểm rất tốt, 8 cơ quan đạt mức điểm tốt, 5 cơ quan đạt mức điểm khá.
Công tác cải cách môi trường kinh doanh được ghi nhận với nỗ lực từ các cơ quan và lãnh đạo trong việc thực hiện các quy định và chính sách của Trung ương và thành phố, giúp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Điểm số và xếp hạng DDCI sở, ban, ngành. |
Tại bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành của Thành phố Hải Phòng năm 2024, Cục Thuế Thành phố Hải Phòng đứng vị trí số 1 với 78,35 điểm; Sở Kế hoạch và Đầu tư xếp thứ hai với 77,99 điểm. Xếp thứ ba, tư, năm lần lượt là Sở Tài chính, Sở Văn hóa và Thể thao, Công an Thành phố.
Đối với kết quả điểm số, xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp địa phương, UBND quận Hồng Bàng xếp thứ nhất với 90,01 điểm; UBND quận Ngô Quyền xếp thứ hai với 89,44 điểm. Xếp thứ ba, tư, năm lần lượt là UBND huyện Thủy Nguyên, UBND quận Hải An, UBND huyện Tiên Lãng.
Điểm số và xếp hạng DDCI địa phương. |
Cũng theo báo cáo kết quả đánh giá chỉ số DDCI Hải Phòng năm 2024, triển khai DDCI các năm tiếp theo, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng đã đề xuất tiếp tục tăng cường liên kết giữa các sở, ban, ngành và địa phương để tránh chồng chéo trong thực thi chính sách và thủ tục hành chính.
Triển khai cơ chế đánh giá định kỳ về hiệu quả phối hợp, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vướng mắc. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở dữ liệu liên thông giữa các cơ quan hành chính, tạo điều kiện cho việc xử lý thủ tục hành chính trực tuyến hiệu quả hơn.
Xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến như chatbot hoặc hotline giải đáp 24/7, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh xử lý nhanh các thắc mắc liên quan đến thủ tục hành chính...
-
Năm 2025: Đột phá để về đích cả chặng đường 2021-2025 -
Thêm 2 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới -
Ngoại giao Việt Nam với những chuyển động mạnh mẽ -
Ninh Thuận cắt giảm 30% thời gian giải quyết thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư -
Rốt ráo lo nhân lực cho điện hạt nhân -
Phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 -
Khánh Hòa nêu các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững