
-
Bác bỏ thông tin “trứng gà giả” gây hoang mang dư luận
-
Mở đợt tấn công cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trên toàn quốc
-
“Dược sĩ Tiến” cầm đầu đường dây sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả
-
Thanh tra vào cuộc vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "sửa chữa" rồi mất liên lạc
-
Công ty Y dược LanQ lập khống hồ sơ để đẩy giá thuốc bảo hiểm -
Quảng Nam: Dự án 230 tỷ đồng làm 8 năm không xong
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo phản ánh của người dân, đến nay, việc chi trả tiền đền bù của 2 thủy điện Đăk Pô Kô (do Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư) và Plei Kần (do Công ty cổ phần Tấn Phát làm chủ đầu tư) vẫn chưa được thực hiện (đối với các hạng mục đường đi vào khu sản xuất, việc tích nước xả nước làm dòng chảy của sông thay đổi gây sạt lở về đất sản xuất, ngập úng, thiệt hại về cây trồng phía hạ lưu).
Người dân đã ý kiến nhiều lần với chính quyền địa phương và chính quyền địa phương đã có văn bản đề nghị 2 công ty thủy điện phối hợp xem xét, giải quyết dứt điểm nhưng đến nay 2 thủy điện vẫn chưa phản hồi đến người dân. Vì vậy, họ đề nghị UBND tỉnh Kon Tum quan tâm chỉ đạo, giải quyết.
Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, UBND huyện Đăk Tô đã chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh, UBND xã Tân Cảnh, chủ đầu tư nhà máy thủy điện trên địa bàn (Đăk Pô Kô và Plei Kần) đã tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường và làm việc trực tiếp với các hộ có đơn kiến nghị để xem xét, giải quyết.
Qua kiểm tra thực địa, vị trí bị thiệt hại của các hộ gia đình nằm về hạ lưu nhà máy thủy điện Plei Kần 5 km và thượng lưu nhà máy thuỷ điện Đăk Pô Cô 8 km. Các hộ này nằm trong vùng ngập lụt phía hạ du của thủy điện Plei Kần.
Đoàn liên ngành và các hộ dân đã đi đến thống nhất nguyên nhân chính gây thiệt hại cho các hộ dân có đơn kiến nghị chủ yếu là do ảnh hưởng của cơn bão số 9 năm 2020 gây ra.
Tuy nhiên, việc gây thiệt hại cho các hộ dân cũng có một phần ảnh hưởng của 2 nhà máy thủy điện trên địa bàn (Đăk Pô Kô và Plei Kần). Do đó, đoàn liên ngành và các hộ dân bị ảnh hưởng đã đề nghị chủ đầu tư 2 nhà máy thủy điện trên địa bàn có phương án hỗ trợ thiệt hại cho các hộ dân (ngoài hỗ trợ do thiên tai gây ra).
Tuy nhiên, UBND tỉnh Kon Tum cho rằng, việc cử tri kiến nghị chi trả tiền đền bù do 2 thủy điện Đăk Pô Kô và Plei Kần gây ra là không phù hợp, vì nguyên nhân chính không phải do hoạt động của 2 thủy điện gây ra mà là do thiên tai gây ra.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư 2 nhà máy thủy điện cam kết hỗ trợ thêm cho người dân ngoài tiền hỗ trợ do thiên tai gây ra chứ không phải là chi trả đền bù do chính các thủy điện gây ra cho người dân.
Đối với vấn đề này, UBND tỉnh Kon Tum đề nghị UBND huyện Đăk Tô tiếp tục đề nghị chủ đầu tư 2 nhà máy thủy điện trên địa bàn sớm có phương án hỗ trợ thêm cho người dân như đã cam kết.

-
Thanh tra vào cuộc vụ Trung tâm Anh ngữ Úc Châu "sửa chữa" rồi mất liên lạc -
Công ty Y dược LanQ lập khống hồ sơ để đẩy giá thuốc bảo hiểm -
Quảng Nam: Dự án 230 tỷ đồng làm 8 năm không xong -
Hà Giang: Thu giữ gần 30 tấn thực phẩm trôi nổi, chuẩn bị “tuồn” ra thị trường -
Vì sao nhiều cá nhân có vi phạm chưa bị xử lý trong vụ Tập đoàn Thuận An? -
Kon Tum yêu cầu báo cáo khẩn vụ phá rừng ở huyện Ia H’Drai -
Khởi tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty Cung ứng nhân lực Hoàng Long
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới