-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Từ sản xuất máy bay
Trên chiếc bệ phóng ba càng dài chừng 3,5 - 4 m, chiếc VUA-SC-3G nổ máy ròn rã chừng 5 phút để điều chỉnh tốc độ rồi bật bay vút lên trời xanh. Vài giây sau, từ độ cao 150 - 300 m, những hình ảnh camera truyền trực tiếp đã hiển thị lên màn hình ngay trên 2 chiếc máy tính đặt ở dưới đường bay.
. |
Bên đường băng, 4 mẫu máy bay không người lái do Viettel sản xuất, trong đó chiếc VUA-SL có sải cánh 15,6 m, chiều dài hơn 7 m, trần bay 7 km, cự ly hoạt động 450 km và thời gian bay 24 giờ đã được giới thiệu.
Viettel bắt tay vào dự án sản xuất máy bay không người lái từ năm 2011, nhưng cuối tháng 1/2018, những mẫu máy bay không người lái của Viettel được sản xuất, bay thử thành công mới chính thức được “trình diễn”.
Sản xuất máy bay không người lái là một hạng mục quan trọng trong các hạng mục R&D mà Viettel đã và đang đầu tư mạnh mẽ trong thời gian qua. Ngoài phục vụ quốc phòng, những chiếc VUA của Viettel sẽ được sử dụng phục vụ cho cuộc sống như: giám sát hành lang điện cao thế; theo dõi sạt lở đất ở địa hình núi rừng; phục vụ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn; xây dựng bản đồ số; giám sát, kiểm soát buôn lậu; phát hiện và khắc phục cháy rừng; theo dõi giao thông từ trên cao; theo dõi, kiểm soát tài nguyên rừng, khoáng sản; theo dõi và bảo tồn rừng nguyên sinh…
Thời gian tới, những chiếc VUA sẽ sớm được đưa vào xã hội hóa, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Đến tự sản xuất thiết bị viễn thông
Sản xuất thành công máy bay không người lái chỉ là một hạng mục nhỏ trong rất nhiều hạng mục R&D của Viettel.
Giữa năm 2017, Viettel cắt chuyển toàn bộ gần 80 triệu thuê bao di động sang hệ thống tính cước thời gian thực của Viettel có tên gọi vOCS 3.0. Tính đến nay, hệ thống được coi là “trái tim của nhà mạng” này đã được Viettel triển khai tại 9 quốc gia với số lượng thuê bao quản lý là 150 triệu. Viettel đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sản xuất OCS lớn nhất toàn cầu.
Với việc tự nghiên cứu, phát triển hệ thống tính cước này, Viettel đã tiết kiệm được hơn 70 triệu USD (khoảng 1.600 tỷ đồng) chi phí đầu tư. Cũng trong năm 2017, 1.000 trạm BTS 4G do Viettel sản xuất cũng đã bắt đầu được đưa vào mạng lưới viễn thông của Viettel ở Đông Timor và Việt Nam. Theo kết quả đo kiểm, thiết bị 4G của Viettel đạt 25/26 chỉ tiêu theo chuẩn của 3GPP, tổ chức duy nhất trên thế giới về chuẩn hoá các công nghệ mạng thông tin di động tế bào. Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc Viettel chính thức tham gia vào lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiết bị mạng viễn thông - một lĩnh vực mà hiện trên thế giới chỉ có 5 nhà cung cấp.
Ngoài ra, thiết bị báo hiệu cứu hộ trên biển là sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ quốc tế của Cospas-Sarsat, góp phần đưa Việt Nam vào top 5 nước châu Á sản xuất được thiết bị này.
Cũng trong năm 2017, Viettel đã sản xuất thành công chiếc điện thoại bảo mật VIPPhone trang bị màn hình 5,2 inch, độ phân giải Full HD, chip xử lý Snapdragon 430 của Qualcomm, RAM 2 GB và bộ nhớ trong 16 GB.
Mục tiêu của “Viettel mới”
Ở mảng R&D, năm 2017, Viettel đạt doanh thu 12.500 tỷ đồng. Lợi nhuận từ nghiên cứu sản xuất thiết bị đạt hơn 5.000 tỷ đồng. Các thiết bị mạng lõi do Viettel sản xuất đã được đưa vào mạng lưới tại Việt Nam và cả thị trường quốc tế. Năm 2017, Viettel đã có 25 bằng sáng chế, gấp 3 lần năm 2016 và đứng thứ 3 cả nước. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới, có tốc độ tăng trưởng rất cao và là một cột trụ của “Viettel mới”.
Nói về mảng R&D, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc Viettel cho biết, Viettel đang đặt mục tiêu là Tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao vào năm 2020. Đặc biệt, nghiên cứu, sản xuất thiết bị được coi là trụ cột thứ 3 trong chiến lược phát triển của Viettel, bên cạnh 2 trụ cột khác là viễn thông trong nước và viễn thông nước ngoài. Viettel đã sản xuất và đưa vào sử dụng một số thiết bị viễn thông chủ chốt, các phần mềm viễn thông, phần mềm quản lý; Viettel làm chủ công nghệ sản xuất thiết bị, khí tài quân sự, bước đầu tạo nền tảng cho việc hình thành một tổ hợp công nghiệp quốc phòng.
“Viettel đặt mục tiêu trở thành một tập đoàn công nghiệp, viễn thông toàn cầu hùng mạnh, không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, mà sẽ tham gia vào nghiên cứu, sản xuất thiết bị công nghệ cao”, ông Hùng cho biết.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"