-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Phát triển ngoạn mục
Khoảng hơn 10 năm trước, TP. Đà Nẵng giống như một “nàng Công chúa Lọ Lem”, những vẻ đẹp tiềm ẩn chưa được khám phá. Nằm giữa hai địa điểm du lịch nổi tiếng là Hội An và cố đô Huế, lại không sở hữu những sản phẩm du lịch nổi trội, nên một thời, Đà Nẵng chỉ là nơi trung chuyển, không được nhiều du khách lựa chọn. Khi đó, không nhiều người nghĩ rằng, sẽ có ngày Đà Nẵng thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.
Sản phẩm du lịch Đà Nẵng ngày càng đa dạng, với nhiều điểm đến hấp dẫn. Trong ảnh: Du khách trải nghiệm du lịch cáp treo tại Bà Nà Hills. Ảnh: Hải Sơn |
Dòng sông Hàn thơ mộng và lung linh là vậy, rất khó tưởng tượng trước đây thường chỉ được nhắc đến với những xóm nhà nhếch nhác ven sông. Khu vực ven biển Đà Nẵng đang là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh, giá bất động sản ở đây cao nhất Thành phố, đã từng một thời đìu hiu. Còn Khu du lịch Bà Nà, từng bị lãng quên, khuất lấp dưới những tán rừng, đến nay đã trở thành “chốn tiên cảnh”, du khách nườm nượp đổ về…
“Ngoạn mục” là từ được ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, dùng để nói về sự phát triển kỳ diệu của du lịch Đà Nẵng. Ông Vinh cho biết, năm 2008, tổng lượng khách du lịch đến Đà Nẵng chỉ khoảng 1,2 triệu, thì hiện nay đạt khoảng 6,6 triệu khách; doanh thu từ du lịch năm 2008 chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng, nay tăng lên gần 20.000 tỷ đồng; số phòng khách sạn tăng gấp 10 lần, từ 2.800 phòng, lên 28.000 phòng. Ngành du lịch đã giải quyết trên 140.000 việc làm cho lao động ở Đà Nẵng và những địa phương lân cận. “Những con số trên cho thấy, trong 10 năm qua, ngành du lịch đã góp phần thay đổi bộ mặt Đà Nẵng, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn phát triển của Thành phố”, ông Vinh khẳng định.
Trong giai đoạn 2007-2017, tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân của Đà Nẵng đạt trên 21,57%; hệ thống cơ sở lưu trú phát triển cả về số lượng và chất lượng, với sự có mặt của nhiều thương hiệu du lịch nổi tiếng thế giới như InterContinental, Novotel, Hyatt, Pullman, Marriott, Hilton…
Hướng tới bền vững
Ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch TP. Đà Nẵng khẳng định, sự phát triển kỳ diệu của du lịch Đà Nẵng không phải ngẫu nhiên, mà đó là thành quả từ quá trình nỗ lực của Thành phố. “Trước đây, du khách đến Đà Nẵng rồi tiếp tục di chuyển đến Huế và Hội An để tham quan và lưu trú, đó là điểm yếu của ngành du lịch địa phương. Nhưng từ khi lãnh đạo Thành phố quyết định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì du lịch Đà Nẵng được tiếp thêm động lực để cất cánh. Thành phố đã tận dụng cơ hội, biến “điểm yếu” thành “điểm mạnh”, đưa Đà Nẵng trở thành “tâm điểm” trong hành trình khám phá các di sản thế giới tại miền Trung”, ông Cường tự hào chia sẻ.
Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Đà Nẵng đã tập trung xây dựng hạ tầng, chỉnh trang đô thị, ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư chiến lược để phát triển du lịch. Sự hiện diện của các tập đoàn lớn như Sun Group, Vingroup, VinaCapital…, được ví như những “con sếu lớn”, đã tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng cao, có sức hấp dẫn và lan tỏa, thu hút mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước.
Sản phẩm du lịch Đà Nẵng ngày càng đa dạng, với những điểm đến hấp dẫn như: Khu làng Pháp, Công viên Fantasy của Khu du lịch Bà Nà Hills; các hoạt động vui chơi, giải trí mới tại Công viên châu Á; Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, Tổ hợp Du lịch và Giải trí Cocobay Đà Nẵng... cùng nhiều khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp.
Những nỗ lực nói trên đã đưa Đà Nẵng thành điểm son trên bản đồ du lịch Việt Nam, ghi tên trong Top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á, Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á năm 2016…
Đến nay, thương hiệu du lịch Đà Nẵng đã được khẳng định. Tuy nhiên, ngành du lịch Thành phố cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, như vấn đề ô nhiễm ở những cống thải ven biển, sự “phát triển nóng” của hệ thống khách sạn hay vấn đề về thị trường khách du lịch từ Trung Quốc, Hàn Quốc…
Theo ông Huỳnh Tấn Vinh, du khách đến với Đà Nẵng không phải vì những tòa nhà hoành tráng, mà vì vẻ tự nhiên của các bãi biển đẹp, bán đảo Sơn Trà, dòng sông Hàn thơ mộng... “Vì vậy, không nên ồ ạt bê tông hóa Sơn Trà hay sông Hàn”, ông Vinh nêu quan điểm.
Nhìn từ khía cạnh phát triển bền vững, ông Peter Ryder, Tổng giám đốc Công ty Indochina Capital đề nghị, Đà Nẵng nên phát triển du lịch thân thiện với môi trường. “Chúng ta cần nước sạch, biển sạch, cát sạch… , đó là những yếu tố quan trọng của ngành du lịch. Đà Nẵng cần có quy hoạch tổng thể, không nên xây dựng các tòa nhà cao tầng bên bãi biển, làm mất vẻ đẹp tự nhiên”, ông Peter Ryder nói.
Trao đổi về những vấn đề đang đặt ra cho ngành du lịch Đà Nẵng, ông Trần Chí Cường cho biết, ngành đã nhìn thấy thách thức và sẽ nỗ lực khắc phục. Về tình trạng ô nhiễm ở các cống thải ven biển, Thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp và đang nỗ lực giải quyết. Đồng thời, trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ hình thành các sản phẩm du lịch chủ lực theo nhu cầu, thị hiếu của du khách, ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp, triển khai phố du lịch, phố chuyên kinh doanh phục vụ du lịch…
“Chúng tôi sẽ xúc tiến để mở đại diện du lịch Đà Nẵng tại các thị trường trọng điểm nước ngoài. Ngành du lịch Đà Nẵng đang nỗ lực hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tạo ấn tượng cho khách du lịch trong nước và quốc tế về một điểm đến hấp dẫn, dịch vụ tốt, an toàn, thân thiện”, ông Cường khẳng định.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025