-
Lần đầu tiên Viettel trình diễn các sản phẩm công nghệ quốc phòng hiện đại -
TikTok tung thêm “chiêu” tại thị trường Việt Nam -
“Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say Hi” gây bão cùng "giá vàng" -
Nguồn thu thuế thương mại điện tử sẽ “phá đỉnh” -
Chính thức mở bán Garmin MARQ Adventurer (Gen 2), giá 79,99 triệu đồng -
Lừa đảo tài chính tiếp tục là mối đe dọa với các công ty tại khu vực Đông Nam Á
Kinh tế số được xác định là một trong những động lực phát triển tương lai của TP.HCM |
Số hóa từ những điều bình dị
Đại dịch Covid-19 tạo ra nhiều “cú sốc” và những tác động tiêu cực, nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội và tác động tích cực, như thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và làm thay đổi nhận thức về chuyển đổi số.
Tại TP.HCM, thời điểm rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành kinh tế lao đao vì dịch bệnh, start-up công nghệ y tế với ứng dụng mua thuốc hộ Medigo liên tiếp “chốt” thành công hai vòng gọi vốn đầu tư với giá trị gần 1 triệu USD.
Sau đó, Medigo tiếp tục nối dài chuỗi thành công khi bắt tay hợp tác với hệ thống nhà thuốc Phano Pharmacy. Medigo và Phano Pharmacy sẽ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ bán thuốc trực tuyến an toàn, tiết kiệm trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Thông qua ứng dụng Medigo, người dùng có thể dễ dàng đặt thuốc trực tuyến tại Phano Pharmacy và nhận thuốc tận tay một cách nhanh chóng.
Không đứng ngoài xu hướng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, hầu hết bệnh viện công và tư trên địa bàn TP.HCM cũng bắt đầu áp dụng mô hình khám và điều trị bệnh từ xa. Nếu như trước đây, người bệnh muốn khám hoặc điều trị phải trực tiếp đến bệnh viện, thì giờ chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính nối mạng là đã có thể được các bác sĩ, chuyên gia y tế khám bệnh, tư vấn sức khỏe hoặc hướng dẫn điều trị.
“Chuyển đổi số không phải là thêm việc mới, mà là một phương thức phát triển mới để giải quyết những vấn đề chúng ta đang gặp phải, thậm chí là để giải quyết những vấn đề mà lâu nay chúng ta chưa có cơ hội để giải quyết được”, ông Nguyễn Huy Dũng nói.
Có thể thấy, công nghệ đã và đang len lỏi vào cuộc sống của từng người dân và cả những công việc vốn rất bình dị. Công nghệ đã giúp những người “buôn bán ve chai thời 4.0” không còn phải dầm mưa dãi nắng qua nhiều tuyến đường, mà có khi cả ngày cũng không tìm được người nào bán đồ cũ để mua. Giờ đây, chỉ cần chiếc điện thoại di động có thể truy cập mạng Internet, người mua và người bán có thể dễ dàng kết nối với nhau qua vài thao tác cơ bản.
Bà Đỗ Thị Minh Trang, đồng sáng lập VECA - ứng dụng mua bán ve chai bằng công nghệ ra mắt đầu tháng 4/2021 cho biết, đội ngũ VECA kỳ vọng xây dựng một hệ sinh thái tái chế, kết nối người mua, người bán và chủ vựa phế liệu. Người bán sử dụng ứng dụng này để đặt lịch thu gom rác và người thu mua sẽ đến theo lịch hẹn.
Tương tự các nền tảng gọi xe công nghệ và mua bán trực tuyến, VECA có hai phiên bản, một dành cho người bán và một dành cho người mua. Nhưng, điểm khác biệt của VECA là không thu phí sử dụng nền tảng của bất cứ bên nào, cũng không thu chiết khấu. Giá thu mua được hiển thị trên ứng dụng và do thị trường quy định. Khi khối lượng phế liệu đủ lớn, start-up này tiến hành thu mua lại từ các vựa và bán đến các nhà máy lớn.
Mới hoạt động tại TP.HCM sau hơn một năm ra mắt, VECA đã có hơn 27.000 lượt cài đặt, hơn 5.000 đơn bán ve chai và khoảng 29 tấn phế liệu đã được thu mua qua ứng dụng.
Theo số liệu tổng hợp bởi VECA, chỉ riêng ở TP.HCM, trung bình mỗi ngày tiêu thụ 2.674 tấn giấy, 1.900 tấn nhựa các loại. Trong đó, khối lượng giấy thu gom được chỉ chiếm 40%; nhựa chỉ thu gom được 500 tấn với tỷ lệ tái chế khoảng 27%. Số còn lại đang bị bỏ chung vào rác thải sinh hoạt của người dân. Tạm tính, số phế liệu lẫn trong rác tương đương 10 tỷ đồng mỗi ngày. Trên toàn quốc, con số này ước tính là 60 tỷ đồng.
Quan trọng nhất vẫn là con người
Chuyển đổi số có thể xuất phát từ những việc nhỏ, nhưng mang lại giá trị lớn cho cuộc sống con người, như trường hợp của VECA, Medigo. Nếu đi đúng hướng và thành công, các dự án này có thể đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển kinh tế số của TP.HCM.
Tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM năm 2022 với chủ đề “Kinh tế số - Động lực phát triển tương lai của TP.HCM” được tổ chức đầu tháng 4, hầu hết các chuyên gia cho rằng, thành công bước đầu của TP.HCM là đã có được hàng trăm công ty công nghệ, một số doanh nghiệp đã ở tầm khu vực, tạo ra trụ cột quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế số. Nếu những con số này tiếp tục tăng lên, ông Philipp Rösler, nguyên Phó thủ tướng Đức, cố vấn VinaCapital Ventures nhận định, TP.HCM có cơ sở để trở thành một “thành phố kỳ lân về công nghệ” trong tương lai.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức lớn để đạt mục tiêu sau 3 năm nữa, tỷ trọng kinh tế số sẽ tăng lên, chiếm 25% GRDP của Thành phố (tăng gần gấp đôi mức hiện nay). Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 7% doanh nghiệp số tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh được thúc đẩy, quyết định bởi thu thập và phân tích dữ liệu, thấp hơn mức trung bình của khu vực. Điều này cho thấy, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số tại Việt Nam nhìn chung chưa đi vào chiều sâu.
Có nhiều giải pháp được đưa ra để khắc phục những hạn chế trên, từ thử nghiệm cơ chế quản lý, đến tìm nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện chuyển đổi số…, nhưng các chuyên gia đều cho rằng, yếu tố quan trọng nhất vẫn là con người.
Ông Philipp Rösler cho biết, ở Đức có một hệ thống để đào tạo, nâng đỡ cho thế hệ kế tiếp về công nghệ, bao gồm đào tạo nghề. TP.HCM cũng có thể bắt đầu bằng việc đào tạo về công nghệ với những công ty có thể hỗ trợ, cố vấn cho người trẻ tham gia, từ đó góp phần thúc đẩy số hóa nền kinh tế.
Một nghiên cứu được thực hiện từ các chuyên gia của Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM chỉ ra, trên thế giới, để xây dựng đô thị thông minh, một số thành phố có trên 80% dân số đã qua đào tạo đại học. Trong khi đó, TP.HCM chỉ có khoảng 30% lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên. Đây là thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi số, vì trình độ càng hạn chế, thì càng khó tiếp thu công nghệ.
TS. Nguyễn Thị Cành, giảng viên Trường đại học Kinh tế - Luật TP.HCM nhấn mạnh, các ngành dịch vụ như taxi hay bưu điện dù gặp khó khăn, nhưng vẫn có thể chuyển đổi số được. Tuy nhiên, những người bán hàng ngoài chợ gồm người lớn tuổi, người từ các vùng quê đến làm ăn khó chuyển đổi vì đa số có trình độ hạn chế. Những người này đang bị kinh doanh online cạnh tranh dữ dội và từng bước chiếm hết thị phần, thị trường, khách hàng.
“Do đó, trước hết, Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo chuyển đổi số cho nhóm đối tượng trên, không để người kinh doanh, người tiêu dùng chịu vất vả, chịu thiệt thòi. Thậm chí ban đầu có thể giúp họ cả khâu kỹ thuật chi tiết vì phải qua huấn luyện một thời gian mới quen được”, bà Cành nói.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, TP.HCM hãy xem một trong những việc đáng làm nhất để phát triển kinh tế số là thu hút nhân tài công nghệ từ khắp thế giới về khởi nghiệp, làm việc ở TP.HCM bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi thực tế và hấp dẫn. Đây là cách căn cơ và nhanh nhất để phát triển kinh tế số nhanh, bền vững.
-
Apple sắp dừng bán iPhone SE 3 và iPhone 14 tại châu Âu -
“Vũ khí” trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên công nghệ -
Cảnh báo lừa đảo đầu tư trên các sàn giao dịch tiền ảo -
1 triệu ô tô tại Việt Nam dùng trợ lý ảo Kiki Auto -
Cảnh giác với hoạt động lừa đảo trên không gian mạng dịp cuối năm -
Những đổi mới đột phá đáng mong chờ trên iPhone 17 Air -
Người dùng Việt Nam thiệt hại khoảng 18.900 tỷ đồng do lừa đảo trực tuyến
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up