-
Quảng Nam lập Tổ công tác gỡ khó cho các dự án liên quan kết luận thanh tra, kiểm tra -
Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp -
Quảng Ninh: Đưa kinh tế, dịch vụ cảng biển phát triển nhanh và bền vững -
Hà Nội sắp có 4 quận mới -
Tình trạng tham nhũng đã giảm, dù số vụ phát hiện tăng -
Thủ tướng sẽ có các bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN
Theo đó, để kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế và tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành TP, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị thuộc UBND TP. Hà Nội chịu trách nhiệm và tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ:
Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt, đi đầu, trực tiếp chỉ đạo và thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Nghiêm túc quán triệt triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các Quy định, Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, gắn với việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, của Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chỉ đạo Thành ủy, Thường trực Ban Chỉ đạo Thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các Kế hoạch, chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hàng năm.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chương trình số 10-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy; Quy định số 08-QĐ/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương; Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy; Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 1/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các văn bản chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thứ hai, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, trong đó tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh thực hiện công khai, minh bạch các chính sách, quy trình, thủ tục giải quyết công việc, gắn với cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và pháp luật chuyên ngành đối với các lĩnh vực; ban hành thực hiện và công khai các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.
Đồng thời, thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu trong thực thi công vụ và đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân. Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính và chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong các cơ quan, đơn vị thuộc TP; nâng cao Chỉ số cải cách hành chính; cải thiện, nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước của TP. Hà Nội.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm, đạo đức công vụ của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt cấp cơ sở. Thực hiện nghiêm việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác hàng năm, đảm bảo khách quan, công khai, minh bạch; xử lý nghiêm đối với các trường hợp lợi dụng việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để vụ lợi hoặc phục vụ mục tiêu cá nhân khác. Thực hiện bố trí cán bộ bảo đảm yêu cầu, nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thực hiện nghiêm công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định và kế hoạch hàng năm; thực hiện kê khai trung thực về tài sản, thu nhập và giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo trình tự, thủ tục quy định; khắc phục tình trạng kê khai không rõ ràng, đầy đủ, chính xác tài sản, thu nhập; thực hiện kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn theo quy định.
Thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ, kịp thời phát hiện các trường hợp có nguy cơ, dấu hiệu về xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thuộc cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý; chủ động phát hiện các trường hợp có xung đột lợi ích để thực hiện các biện pháp kiểm soát và xử lý theo quy định.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; tăng cường kiểm tra cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện tốt công tác chuẩn hóa thủ tục hành chính, kiểm soát việc công bố thủ tục hành chính; rà soát loại bỏ các quy trình, thủ tục hành chính chồng chéo, phức tạp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; tăng cường giám sát, kiểm tra xử lý tình trạng gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chữ ký số và thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng chống tham nhũng.
Thứ ba, nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực qua kiểm tra, thanh tra, giải quyết tố cáo, phản ánh về hành vi vi phạm, tham nhũng, tiêu cực.
Thứ tư, thực hiện nghiêm cơ chế phối hợp phát hiện, xử lý sai phạm ngay trong quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; nâng cao hiệu quả phối hợp thực hiện công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ việc, vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.
Thứ năm, phát huy vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội; vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Thứ sáu, tiếp tục rà soát, kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, nâng cao hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức, công khai minh bạch và thu hồi tài sản tham nhũng;
Kịp thời xử lý các mặt hạn chế và đề ra các giải pháp tối ưu trong quá trình xây dựng, thực hiện quy định về kiểm soát quyền lực, cơ chế giám sát, cơ chế về kiểm soát thu nhập, chế tài xử lý các vi phạm, giảm thiểu nguy cơ phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi khu vực công và khu vực ngoài nhà nước.
Thứ bảy, tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước người đứng đầu các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng xây dựng và thực hiện quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh; quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng; thực hiện tự kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình;
Đồng thời, có trách nhiệm phản ánh, báo cáo khi phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước theo quy định; đồng thời xác định rõ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại đơn vị.
-
Quảng Ninh: Đưa kinh tế, dịch vụ cảng biển phát triển nhanh và bền vững -
Hà Nội sắp có 4 quận mới -
Tình trạng tham nhũng đã giảm, dù số vụ phát hiện tăng -
Thủ tướng sẽ có các bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN -
GRDP Hải Phòng tăng trưởng 9,77% trong 9 tháng năm 2024 -
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu tập trung nguồn lực khôi phục sản xuất -
Bộ Công thương giải thích nội dung gây tranh cãi trong dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 5/10 -
2 Vụ án Cây xanh Công Minh: Đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng -
3 Vì sao nhiều dự án năng lượng tái tạo tại Ninh Thuận chưa được tháo gỡ? -
4 10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội -
5 "Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) được vinh danh tại giải thưởng Doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
- Dai-ichi Life Việt Nam 4 năm liên tiếp đạt hai giải thưởng lớn tại Asia Pacific Enterprise Awards 2024
- Phát triển công trình xanh từ chính sách đến hành động và vai trò của doanh nghiệp tiên phong
- Halcom Việt Nam được vinh danh giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” năm 2024
- DOJI được công nhận "Doanh nghiệp xuất sắc châu Á"
- Giải thưởng “Sáng kiến ESG Việt Nam 2024” vinh danh 10 doanh nghiệp xuất sắc