
-
Menas Group trở thành đối tác chiến lược của Keppel
-
Doanh nghiệp gỗ, thủy sản áp lực trước mức thuế mới của Mỹ
-
Shinec và Stavian ký kết hợp tác chiến lược phát triển bất động sản công nghiệp sinh thái
-
Quảng Bình dẫn đầu chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp
-
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi
![]() |
Nhiều DN FDI muốn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. |
Bộ Công Thương cho biết, năm 2019, Bộ đã tiếp nhận 41 lượt hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, qua xem xét thẩm định, Bộ Công Thương đã cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho 3 doanh nghiệp, trả lại 32 lượt hồ sơ của 17 doanh nghiệp đăng ký không đáp ứng yêu cầu.
Như vậy, tính đến thời điểm này, trên toàn quốc có 22 doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp còn hoạt động. Từ đầu năm 2019 đến tháng 5/2020, Bộ Công Thương đã thực hiện gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho 14 doanh nghiệp, 01 doanh nghiệp không được chấp thuận gia hạn do không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Sau một thời gian phát triển nóng, gây ra nhiều hệ lụy trong đời sống xã hội, hoạt động kinh doanh đa cấp đã được siết chặt. Đến nay, hoạt động bán hàng đa cấp về cơ bản đã được chấn chỉnh, quản lý tốt, số lượng vụ việc vi phạm và những vấn đề phát sinh từ bán hàng đa cấp tuy vẫn còn xảy ra nhưng đã giảm và không còn nhiều trường nghiêm trọng như những năm trước đây.
Trong năm 2019, sau thanh tra, Bộ Công Thương đã xử phạt 4 doanh nghiệp vi phạm với tổng số tiền phạt là 1,81 tỷ đồng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 1 doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng và 05 doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện hoạt động.
Tại các địa phương, theo báo cáo từ 50/63 Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tình hình hoạt động bán hàng đa cấp ổn định. Trong năm 2019, trong số 50 địa phương báo cáo, chỉ có 4 địa phương thực hiện xử phạt vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp (Hà Nội, Ninh Bình, Đồng Nai, Đà Nẵng) với tổng số tiền phạt là 1,139 tỷ đồng, còn lại nhiều địa phương thực hiện kiểm tra, thanh tra nhưng không phát sinh xử phạt, nhiều địa phương không tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp.
Năm 2020, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện thanh tra chuyên ngành việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh bán hàng đa cấp đối với 07 doanh nghiệp, kiểm tra 03 cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, đồng thời sẽ thực hiện việc thanh, kiểm tra đột xuất đối với các doanh nghiệp bán hàng đa cấp có dấu hiệu vi phạm nếu có.

-
Lương Thành 08:07 | 12-06-2020Tốt nhất là dẹp hẳn, lợi bất cập hại.0 thích
-
Mức thuế "hủy diệt" gây khó cho hàng Việt vào Mỹ -
Tăng cường chuyển đổi số ngành bảo hiểm - Nâng tầm dịch vụ, tối ưu hóa quản lý -
Ra mắt tính năng "Doanh nghiệp kiến nghị" trên iHanoi -
EVN ký hợp tác với Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu -
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025 -
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng