-
Quốc Cường Gia Lai: Bà Nguyễn Thị Như Loan được tại ngoại -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holdings bị đình chỉ giao dịch -
May Sông Hồng sắp tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền -
SAM Holdings bất ngờ thay Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc
Khi đối tác thành cổ đông bất đắc dĩ
Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Công ty Hòa Bình) vừa công bố danh sách 99 chủ nợ với tổng dư nợ 1.116,4 tỷ đồng đã đồng ý chuyển đổi 730,8 tỷ đồng nợ (chiếm 65,46% tổng nợ của nhóm 99 chủ nợ) thành cổ phiếu, tương ứng phát hành thêm 73,08 triệu cổ phiếu và nắm giữ tổng cộng 21,05% vốn điều lệ sau đợt tăng vốn thực hiện từ quý II đến quý IV/2024 và cổ phiếu hoán đổi nợ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ thời điểm phát hành.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông ngày 25/4, Công ty Hòa Bình đã thông qua kế hoạch phát hành 74 triệu cổ phiếu để hoán đổi 740 tỷ đồng nợ vay. Trong đó, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, tính tới thời điểm Đại hội đồng cổ đông, đã có 119 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý hoán đổi công nợ bằng cổ phiếu, tương đương 821 tỷ đồng.
Như vậy, kế hoạch mới có giảm so với kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Nguyên nhân là Công ty đã thanh toán cho một số chủ nợ và một số chủ nợ thay đổi ý định hoán đổi nợ.
Quay trở lại đợt hoán đổi nợ sắp tới, thực tế, bản chất việc hoán đổi nợ vay là thay đổi mục hạch toán trên bảng cân đối tài chính, không phát sinh dòng tiền tại Công ty, đồng thời giảm thiểu rủi ro bị các đối tác chuyển sang nợ xấu, cũng như có thể ảnh hưởng một phần kiện tụng đòi nợ sau này.
Tuy nhiên, về bản chất, nếu phát hành thành công, nhóm chủ nợ chiếm 21,05% tổng số cổ phần sau đợt tăng vốn này là cổ đông bất đắc dĩ. Họ không có mục tiêu đầu tư ban đầu vào Công ty Hòa Bình, mong muốn thu hồi nợ và khi gặp trường hợp bất khả kháng, mới thực hiện hoán đổi nợ để có cơ hội thu hồi vốn. Điều này trái ngược với các nhà đầu tư khi đầu tư vào một đơn vị, họ có thể hướng tới mục tiêu dài hạn sinh lời trên vốn đầu tư, thay vì bảo toàn vốn.
Khó có cam kết đầu tư dài hạn
Tính tới ngày 14/5, cổ phiếu HBC giao dịch vùng giá 7.580 đồng/cổ phiếu - dưới mệnh giá. Như vậy, giá cổ phiếu mà nhóm hoán đổi nợ thực hiện cao hơn 31,9% giá thị trường đang giao dịch. Điều này buộc các chủ nợ hoán đổi thành cổ phiếu phải đánh giá lại khoản đầu tư, ghi nhận khoản lỗ giữa giá mua và giá thị trường, hạch toán giảm giá trị khoản đầu tư.
Trong trường hợp này, có hai kịch bản có xác suất cao diễn ra. Đầu tiên là kịch bản hết thời gian hạn chế chuyển nhượng 1 năm, nếu giá cổ phiếu vẫn dưới mệnh giá, một số chủ nợ đã chuyển đổi sẽ chấp nhận cắt lỗ và thu hồi một phần vốn để giải quyết nhu cầu tài chính của đơn vị.
Trường hợp thứ hai, một số đối tác không gặp vấn đề về dòng tiền có thể kiên nhẫn chờ cổ phiếu về mệnh giá để bán cổ phiếu thu hồi nợ. Ngoài ra, còn trường hợp hoàn hảo nhất, giá cổ phiếu trên mệnh giá, nhóm cổ đông bất đắc dĩ này sẽ bán để thu hồi nợ ngay lập tức.
Được biết, việc hoán đổi nợ thành cổ phiếu sau đó cắt lỗ thu hồi một phần nợ không phải hiếm gặp trên sàn. Đơn cử, cuối năm 2021, Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (mã TTF) đã phát hành 40,53 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức cố định 6,5%/năm để hoán đổi nợ của ông Bùi Hồng Minh, giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau đó 1 năm, ông Bùi Hồng Minh quyết định bán 31 triệu cổ phiếu, giá bán thấp hơn 59% so với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành, giảm sở hữu từ 9,86% về 2,33% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn (không còn phải công bố thông tin giao dịch sau đợt bán 31 triệu cổ phiếu).
Có thể thấy, trong bối cảnh thu hồi nợ khó khăn, nhiều đơn vị có thể chấp nhận hoán đổi từ nợ sang cổ phiếu, nhưng khó có thể cam kết đầu tư dài hạn, thậm chí có thể cắt lỗ ngay khi cổ phiếu được tự do chuyển nhượng để thu hồi một phần nợ.
Quá trình tái cấu trúc còn dài
Thực tế, sau khi liên tục ghi nhận kết quả kinh doanh kém tích cực, Công ty Hòa Bình đang tồn tại nhiều vấn đề khó giải quyết ngay. Đó là tính tới ngày 31/3/2024, Công ty còn lỗ lũy kế 3.182,46 tỷ đồng, bằng 116,1% vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu chỉ 2.741,33 tỷ đồng); chỉ sở hữu 328,2 tỷ đồng tiền mặt trong khi tổng nợ vay lên tới 4.490 tỷ đồng (bằng hơn 30 lần vốn chủ sở hữu - vốn chủ sở hữu chỉ còn 149,2 tỷ đồng).
Cũng tính tới ngày 31/3/2024, các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty Hòa Bình lên tới 10.239,5 tỷ đồng, chiếm 68,8% tổng tài sản. Trong đó, phải thu chủ yếu 7.016 tỷ đồng phải thu ngắn hạn của khách hàng, 2.594,3 tỷ đồng phải thu theo tiến độ khách hàng hợp đồng xây dựng…
Trong bối cảnh các công ty bất động sản gặp khó, Công ty Hòa Bình đã trích lập 2.387,2 tỷ đồng liên quan tới phải thu ngắn hạn khó đòi, đồng thời có dấu hiệu nhận bất động sản để cấn trừ công nợ. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là thanh khoản bất động sản còn thấp, thời gian chuyển đổi sang tiền mặt chậm. Vì vậy, phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ chỉ là một phần nhỏ trong quá trình tái cấu trúc, Công ty chưa tìm được nguồn vốn mới.
-
Lợi nhuận Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau có thể tăng mạnh nếu áp thuế GTGT 5% -
Cổ phiếu Thép Nam Kim lao dốc do lo ngại xuất khẩu gặp khó -
Dệt may Thành Công đã hoàn thành 90% kế hoạch đơn hàng năm 2024 -
Thép Pomina tiếp tục lỗ trong quý III/2024 khi kinh doanh dưới giá vốn -
Năm Bảy Bảy nâng vốn đầu tư dự án NBB Garden III thêm 1.772 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn sắp chi 450 tỷ đồng tạm ứng cổ tức cho cổ đông -
Khải Hoàn Land chi 60 tỷ đồng mua lại trước hạn lô trái phiếu 300 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử