-
Giá vàng thế giới "đu tàu lượn", xoá sạch thành quả 4 phiên tăng -
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam
Theo đề xuất mới nhất, Bộ Tài chính đã kiến nghị, mức thuế suất thuế nhập khẩu 10% đối với xe ô tô tải tự đổ sẽ được áp dụng trong giai đoạn từ ngày 1/1/2008 đến 21/12/2009 và không xử lý lại các trường hợp phát sinh trong các giai đoạn 2006-2007 và từ ngày 22/12/2009 đến 25/4/2010.
Như vậy, theo đề xuất này, không phải tất cả doanh nghiệp (DN) nhập khẩu xe tải tự đổ trong giai đoạn 2006-2010 sẽ được hoàn thuế.
Đối tượng được hưởng lợi nhất theo phương án xử lý hoàn thuế mới mà Bộ Tài chính đưa ra là DN tư nhân Xuân Trường, với 250 xe nhập khẩu trong giai đoạn từ ngày 1/1/2008 đến 21/12/2009 và số tiền thuế được hoàn theo mức 10% là 26,6 tỷ đồng. Điều đáng nói là, trước đó, việc hoàn thuế cho DN tư nhân Xuân Trường đã tốn nhiều thời gian tranh cãi giữa DN với cơ quan chức năng và nội bộ cơ quan hữu trách với nhau. Sự việc này cũng đã từng được Báo Đầu tư thông tin.
Theo đó, khi nhập khẩu tổng cộng 320 xe tải tự đổ nhãn hiệu Hyundai HD270 (Hàn Quốc) và Hino FM1JLUD (Nhật Bản), Xuân Trường đã nộp thuế ở mức 20%. Tuy nhiên, khi Bộ Tài chính có Văn bản số 8487/BTC- CST về việc xử lý thuế với ô tô tải tự đổ loại (từ trên 24 tấn đến 45 tấn) ở các tờ khai từ ngày 22/12/2009 đến hết ngày 25/4/2010 và đã thu thuế nhập khẩu 20%, thì được áp dụng mức thuế 10%, Xuân Trường đã xin tính lại thuế nhập khẩu ở mức 10% với 70 xe nhập khẩu giai đoạn này, cuối cùng, đề nghị tính lại thuế của Xuân Trường đã được Cục Hải quan Thanh Hóa chấp thuận.
Đặc biệt, đại diện Xuân Trường còn cho rằng, theo Văn bản số 7077/BTC-CST (ngày 2/6/2010) của Bộ Tài chính và Văn bản 3961/VPCP-KTTH (ngày 9/6/2010) của Văn phòng Chính phủ, thì 250 xe tải mà Xuân Trường đã nhập khẩu trong thời gian từ ngày 1/1/2008 đến 21/12/2009 cũng phải được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu là 10%, thay vì mức đã nộp là 20%. Cục Hải quan Thanh Hóa cũng đã tính tới việc áp thuế nhập khẩu là 16% với xe nhập khẩu trong năm 2008 và 14% với xe nhập khẩu năm 2009, thay vì 20% mà Xuân Trường đã nộp.
Tuy nhiên, vào cuối tháng 1/2013, Tổng cục Hải quan đã nhắc nhở Cục Hải quan Thanh Hóa kiểm tra, rà soát lại việc phân loại mặt hàng xe ô tô tải tự đổ có tổng trọng lượng có tải (từ trên 25 tấn đến 45 tấn) của Xuân Trường và xử lý truy thu, truy hoàn theo quy định của pháp luật.
Theo Tổng cục Hải quan, các xe ô tô tải tự đổ nhãn hiệu HINO FM1JLUD và Hyundai HD270 do Xuân Trường nhập khẩu, qua kiểm tra thực tế lại không đáp ứng các quy định hiện hành theo chú giải HS nhóm 8704 và Công văn số 10565/BTC-CST. Như vậy, các xe ô tô tải tự đổ do Xuân Trường nhập khẩu không đủ điều kiện để được phân loại vào phân nhóm 8704.10. Nghĩa là không đủ điều kiện để được hưởng thuế thấp hơn mức 20% như đã nộp trước đó.
Cũng theo thống kê của cơ quan hải quan đến ngày 30/5/2013, trong giai đoạn từ ngày 1/1/2008 đến 21/12/2009, một số DN đã được áp dụng mức thuế 10%. Tuy nhiên, cũng có một số DN khác bị áp mức thuế suất thuế nhập khẩu trên 10%. Cụ thể, trong tổng số 133 DN nhập khẩu xe tải tự đổ, có 98 DN nhập khẩu 2.145 xe và đã nộp thuế nhập khẩu theo các mức thuế suất trên 10%. Số thuế nhập khẩu của các DN này, nếu được hoàn khi tính lại theo mức thuế suất 10% lên tới 203,5 tỷ đồng.
Mới đây, Công ty Hoàng Trà (một DN có nhập khẩu xe tải tự đổ loại này, có trụ sở tại Hà Nội) lại vừa cho rằng, Bộ Tài chính cần phải cho cả các xe tải tự đổ nhập khẩu trong giai đoạn 2006-2007 đã nộp thuế ở mức 20%, cũng được hưởng mức thuế suất 10%. “Điều này sẽ tạo sự minh bạch, nhất quán, đúng quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Cảnh Tuấn, Giám đốc Công ty Hoàng Trà nhận định.
Đại diện Công ty Hoàng Trà nêu dẫn chứng rằng, năm 2007, một số DN đã nộp thuế nhập khẩu xe tải tự đổ loại này ở mức 20% và đã được Hải quan tỉnh Lạng Sơn cho hoàn thuế ở mức 10%. Đó là CTCP Thu Ngân, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Quảng Tây, Công ty Xuất nhập khẩu Thụy Trạch, CTCP Thiết bị phụ tùng Đà Nẵng…
Số tiền mà Công ty Hoàng Trà có thể nhận được nếu được hoàn thuế 10% trong giai đoạn từ ngày 1/1/2008 đến 21/12/2009 là 580 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu tính cả giai đoạn 2006 – 2007, với mức thuế chỉ còn 10%, thì theo thống kê của Công ty Hoàng Trà, DN này có thể được hoàn tới 19 tỷ đồng.
Với thực tế, tại các DN nhập khẩu xe tải tự đổ, câu chuyện hoàn thuế mà Bộ Tài chính đang đặt ra rất có thể không chỉ tiêu tốn của ngân sách hơn 200 tỷ đồng, mà lại tạo ra sự thiếu bình đẳng giữa các DN cùng nhập khẩu một mặt hàng trong cùng giai đoạn. Cần nói thêm rằng, hiện cơ quan thuế đang gặp nhiều khó khăn trong việc thu ngân sách cho đủ theo kế hoạch đề ra.
Thanh Hương
-
Fideco có gì hấp dẫn VietinBank Capital -
Cổ phiếu điện “bật sáng”, VN-Index tăng gần 7 điểm trong phiên 25/11 -
Ông Donald Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng diễn biến tích cực trong dài hạn -
Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
Quỹ ngoại dồn dập tăng mua REE, “nữ tướng” Nguyễn Thị Mai Thanh rời ghế Chủ tịch -
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử