
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Cán bộ, công chức năm 2025
-
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang
-
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
-
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
![]() |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi. |
Tiếp tục phiên họp thứ 46, chiều 6/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Báo cáo nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội tại đợt 1 Kỳ họp thứ 9, Thường trực Ủy ban đã chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì soạn thảo (Bộ Tài chính) Thường trực Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp và các cơ quan hữu quan khẩn trương nghiên cứu, nghiêm túc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật.
Thường trực Ủy ban cũng đã lấy ý kiến tham gia góp ý và làm việc với một số cơ quan có liên quan, doanh nghiệp có vốn nhà nước để làm rõ nội dung tiếp thu, giải trình, tổ chức buổi làm việc do Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì với đại diện lãnh đạo một số tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại.
Gồm có 8 chương, 59 điều với kết cấu, bố cục giữ nguyên như đã trình Quốc hội, Dự thảo Luật đã thể hiện rõ quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quyết định hoặc điều chỉnh chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; huy động vốn; quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan; tiền lương, thù lao, tiền thưởng...
Các quy định trong dự thảo Luật thể hiện sự cân bằng giữa việc tăng cường quyền tự chủ, trách nhiệm tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp với việc bảo đảm vai trò quản lý của Nhà nước trong tư cách chủ sở hữu ở mức độ phù hợp - ông Mãi khái quát.
Về một số nội dung cụ thể, ông Mãi phản ánh, có ý kiến đề nghị xem xét việc không cho phép toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đầu tư bất động sản mà chỉ cho phép doanh nghiệp lớn của nhà nước được đầu tư bất động sản.
Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, việc quy định theo hướng không cho phép toàn bộ doanh nghiệp nhà nước đầu tư bất động sản, mà chỉ cho phép một số doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn được thực hiện hoạt động này sẽ làm hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không phù hợp với chủ trương của Đảng về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm thực hiện chủ trương bỏ tư duy “không quản được thì cấm”. Doanh nghiệp có vốn nhà nước được thực hiện các hoạt động kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật và định hướng của Nhà nước với vai trò của chủ sở hữu, được thể hiện thông qua Điều lệ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Do vậy, Thường trực Ủy ban và Cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị không quy định nội dung này tại dự thảo Luật - ông Mãi nêu rõ.
Về huy động vốn, cho vay vốn, qua thảo luận có ý kiến đề nghị quy định rõ điều kiện, thẩm quyền, trách nhiệm của từng chủ thể trong việc quyết định huy động, cho vay vốn và bổ sung quy định doanh nghiệp được chủ động quyết định về nguồn vốn sử dụng để cho vay cũng như lãi suất cho vay đối với các công ty con.
Ông Mãi cho hay, nhằm thể chế hóa quy định tại Nghị quyết số 12-NQ/TW “Quản lý, giám sát chặt chẽ việc huy động, sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước”, bảo đảm việc cho vay vốn được thực hiện đúng mục đích, an toàn, hiệu quả của việc cho vay, dự thảo Luật quy định doanh nghiệp chỉ được tự quyết định cho công ty con vay vốn với giá trị không quá giá trị góp vốn, trường hợp vượt quá mức này doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt. Đồng thời, dự thảo Luật giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện bảo lãnh, cho vay nhằm kiểm soát rủi ro, ngăn ngừa lạm dụng.
Quy định như vậy đã cơ bản bao quát các vấn đề được đại biểu quan tâm, bảo đảm hài hòa giữa quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và yêu cầu giám sát, quản lý vốn nhà nước chặt chẽ, Chủ nhiệm Phan Văn Mãi khẳng định.
Hồi âm ý kiến đại biểu cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn trong việc chuyển nhượng dự án đầu tư, ông Mãi báo cáo, tiếp thu ý kiến này, nhằm bảo đảm tính linh hoạt trong tổ chức thực hiện, kịp thời xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn nhưng vẫn giữ nguyên yêu cầu về tính công khai, minh bạch, các cơ quan đã rà soát, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
-
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha -
Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên -
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long -
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới