-
Cảng Quốc tế Long An sẵn sàng khai thác container đi quốc tế -
Hàng loạt doanh nghiệp Hoa Kỳ sắp đến TP.HCM triển khai thỏa thuận đã ký kết -
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông
Khu công nghiệp Cái Mép có lợi thế về cảng, gần các tuyến giao thông liên vùng, liên quốc gia, đất đai rộng rãi, không có dân cư sinh sống |
Lợi thế hạ tầng
Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng với TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương, tạo thành vùng tứ giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Với lợi thế về cảng nước sâu, giao thông đường bộ và đường thủy tiện lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, tỉnh này hội tụ đủ điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp quan trọng như hàng hải, chế biến dầu khí và du lịch.
Mặt khác, với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước, Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành thị trường hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước về đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng.
Khu công nghiệp Cái Mép với diện tích 670 ha tọa lạc tại phường Tân Phước và phường Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ, do Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn TNHH một thành viên (SGCC) làm chủ đầu tư, đang là một trong những mắt xích quan trọng góp phần hiện thực hóa chủ trương nói trên của Bà Rịa - Vũng Tàu.
Là một trong các khu công nghiệp chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Khu công nghiệp Cái Mép có lợi thế về cảng, gần các tuyến giao thông liên vùng, liên quốc gia, đất đai rộng rãi, không có dân cư sinh sống. Đây là khu vực rất thuận lợi, có khả năng thu hút đầu tư phát triển cảng và công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp cần cảng.
Việc đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Cái Mép góp phần giải quyết một phần nhu cầu cấp thiết về sử dụng đất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng hiện đại và toàn diện.
Khu công nghiệp Cái Mép chỉ cách sân bay Long Thành 47 km, cách TP.HCM 70 km, cách TP. Vũng Tàu 40 km. Hiện có 3 tuyến đường cửa ngõ kết nối Khu công nghiệp Cái Mép với Quốc lộ 51 đi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là đường Phước Hòa - Cái Mép, đường 991B và đường ĐT 965. Trong đó, tuyến đường Phước Hòa - Cái Mép dài 4,4 km với 4 làn xe đã thi công hoàn chỉnh và kết nối với Quốc lộ 51 - tuyến giao thông huyết mạch nối TP.HCM, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đường 991B dài 9,73 km với 4 làn xe đã thi công hoàn chỉnh và kết nối với Quốc lộ 51 (tuyến giao thông huyết mạch nối TP.HCM, tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu).
Phía Nam Khu công nghiệp Cái Mép nằm sát tuyến luồng thủy nội địa sông Tắc Lớn, rạch Vàm Treo Gửi và là tuyến luồng kết nối với bến thủy nội địa chính của Dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ. Ngoài ra, tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang thi công đi ngang qua rất nhiều cụm, khu công nghiệp lớn của 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, trong đó có Khu công nghiệp Cái Mép.
Cảng biển là một trong những lợi thế trong thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Cái Mép. “Địa chỉ đỏ” này nằm sát hệ thống cảng nước sâu quốc gia gồm Tân Cảng Cái Mép - Thị Vải (có năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải 160.000 DWT), Cảng container quốc tế Cái Mép (có năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải 110.000 DWT), cảng Gemalink (có năng lực tiếp nhận tàu có trọng tải 200.000 DWT), tạo điều kiện cho các tàu có trọng tải lớn thuận lợi đưa hàng vào nhà máy đặt tại Khu công nghiệp.
Đặc biệt, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đề xuất đầu tư xây dựng ở cửa sông Cái Mép - Thị Vải, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, giữa các khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn của châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ). Cảng thuộc Vùng kinh tế động lực phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam, nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế, giúp Khu công nghiệp Cái Mép thuận lợi trong tiếp cận các tuyến giao thương hàng hải quốc tế quan trọng, kết nối các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu.
Toàn cảnh Khu công nghiệp Cái Mép |
Hướng đến phát triển bền vững
Một trong những ưu điểm lớn của Khu công nghiệp Cái Mép là cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh và hiện đại. Các tuyến đường nội khu được thiết kế rộng rãi, đạt tiêu chuẩn quốc tế, giúp các phương tiện vận chuyển lưu thông dễ dàng. Hệ thống cấp thoát nước, điện, viễn thông đều được lắp đặt ngầm, đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động.
Khu công nghiệp Cái Mép cũng chú trọng đến phát triển bền vững. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đều cam kết tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và phát triển các công nghệ xanh.
Hệ thống xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Cái Mép được đầu tư xây dựng hiện đại, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường. Trong đó, chủ đầu tư dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải của khu Bắc công suất 7.500 m3/ngày đêm và trạm xử lý nước thải của khu Nam công suất 5.500 m3/ngày đêm.
Riêng Trạm máy xử lý nước thải tập trung khu Bắc - giai đoạn I công suất 4.000 m3/ngày đêm đã hoàn thành xây dựng và đưa vào vận hành với tiêu chuẩn đầu ra loại A (đạt chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép môi trường số 99/GPMT ngày 26/3/2024.
Với những lợi thế trên, SGCC cho biết, đã thu hút được nhiều dự án lớn vào Khu công nghiệp Cái Mép. Hiện nay, tỷ lệ lấp đầy của Khu công nghiệp khoảng 70% (tổng diện tích cho thuê là 323,1/462,5 ha, diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê là 138,5 ha).
Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến Nhà máy Xay xát bột mì Interflour quy mô 22,9 ha; Nhà máy Khí hóa lỏng LPG và Dự án Condensate 40,8 ha; các dự án của Công ty TNHH Hóa chất ACG Việt Nam 14,9 ha, Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina 67,8 ha, Công ty cổ phần Logistics Quốc tế Cái Mép 38,62 ha, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Hạ tầng HMR 14,77 ha, Công ty cổ phần Logistics U&I 14,99 ha…
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung và Khu công nghiệp Cái Mép nói riêng luôn chú trọng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, bao gồm việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp các thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng.
Bên cạnh đó, Khu công nghiệp Cái Mép nằm trong vùng quy hoạch Khu kinh tế trọng điểm phía Nam, với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Chính phủ trong các lĩnh vực phát triển kinh tế biển, công nghiệp chế biến và dịch vụ logistics. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tại đây nâng cao hiệu quả kinh doanh, mà còn có cơ hội tiếp cận dễ dàng các thị trường lớn.
-
Đà Nẵng - “đất lành” cho khởi nghiệp -
Logistics thương mại điện tử tiếp đà tăng trưởng -
“Bệ phóng” cho hàng Việt sang UAE và Trung Đông -
Khu công nghiệp Cái Mép - “địa chỉ đỏ” hút dòng vốn mới -
Doanh nghiệp cảng biển gia tăng dịch vụ trọn gói -
Xây lắp Hải Long - 25 năm kiên định với sứ mệnh “Xây dựng để trường tồn” -
Thâu tóm Sabibeco, Sabeco vươn tới “ngôi vương”
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/11 -
2 Thống đốc: Sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa quy định để "big 4" ngân hàng được chủ động tăng vốn -
3 Quốc hội thảo luận toàn thể về kinh tế - xã hội, sửa một số luật về đầu tư -
4 Đón non-prefunding, công ty chứng khoán nào có lợi thế? -
5 Coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng đánh giá cán bộ
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon