Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Kỳ họp đi vào lịch sử
Mạnh Bôn - 29/11/2013 07:38
 
Hôm nay (29/11), Quốc hội khóa XIII kết thúc Kỳ họp thứ sáu - một kỳ họp đi vào lịch sử với việc thông qua Hiến pháp (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), cùng một số luật quan trọng khác.

Với hơn 26 triệu lượt ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp trong xã hội, cùng 28.000 cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm được tổ chức, Hiến pháp (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, với 486 phiếu thuận trên tổng số 488 phiếu bầu đã khẳng định chất lượng nội dung của từng điều khoản phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới, hợp ý Đảng, lòng dân.

Hôm nay (29/11), Quốc hội khóa XIII kết thúc Kỳ họp thứ sáu - một kỳ họp đi vào lịch sử.
Hôm nay (29/11), Quốc hội khóa XIII kết thúc Kỳ họp thứ sáu - một kỳ họp đi vào lịch sử

Hiến pháp (sửa đổi) đã thể chế hóa Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Không chỉ kế thừa có chọn lọc mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh - được khẳng định tại Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 - mà lần đầu tiên, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được Hiến pháp năm 2013 bảo vệ.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao hệ thống pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, mà minh chứng hùng hồn nhất chính là ngày 12/11 vừa qua, Việt Nam được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016 với 184/193 phiếu ủng hộ. Đây cũng chính là sự đánh giá, ủng hộ đối với những quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013.

Một điểm không thể không nhắc tới là Hiến pháp (sửa đổi) khẳng định, Nhà nước khuyến khích, tạo điều để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư sản xuất, kinh doanh. Đây được xem là bước tiến quan trọng, phù hợp với yêu cầu của lịch sử – đúng như nhận xét của ông Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Có thể nhận định rằng, sự xuất hiện của doanh nghiệp, doanh nhân trong Hiến pháp (sửa đổi) còn hàm chứa một thông điệp chính trị, cùng định hướng chính sách nhằm xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ này trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn mới. Theo đó, có thể hiểu rằng, nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm và doanh nghiệp, doanh nhân đóng vai trò là đội quân xung kích.

Hiến pháp (sửa đổi) cũng một lần nữa khẳng định, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nhà nước giữ vai trỏ chủ đạo, bởi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Thông qua Hiến pháp (sửa đổi) cùng một loạt bộ luật khác, sau hơn 1 tháng làm việc với chương trình nghị sự dày đặc, kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII đã để lại dấu ấn đáng nhớ, góp phần củng cố thêm nền tảng, định hướng, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới.

Hiến pháp sửa đổi có hiệu lực kể từ 1/1/2014
Theo Nghị quyết Quy định một số điều thi hành Hiến pháp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội khóa...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư