Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Kỷ luật cá nhân, tổ chức làm chậm tiến độ Quốc lộ 1A
Phan Long - 16/04/2014 15:53
 
Báo cáo Chính phủ về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ, hai tỉnh duy nhất chậm tiến độ là Quảng Ngãi, Phú Yên cho rằng, do thiếu phí xây khu tái định cư nên không thể di dời hết các hộ thuộc diện giải tỏa.  
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Bình Định: hoàn thành 80% GPMB Dự án mở rộng QL 1A
Chậm GPMB QL1, nhiều bí thư tỉnh ủy bị phê bình
Thẳng tay với hành vi gian dối tại Dự án cải tạo Quốc lộ 1A
  Kỷ luật cá nhân, tổ chức làm chậm dự án Quốc lộ 1A  
  Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Phú Yên và Quảng Ngãi phải bàn giao 100% mặt bằng trước 31/5 và 30/6 nếu không sẽ kỷ luật lãnh đạo tỉnh  

Dự án mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ đi qua 34 tỉnh, thành phố và đến nay hầu hết cả tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành việc bàn giao mặt bằng thi công cho chủ đầu tư trong tháng 4 này.

Riêng hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, do một số khó khăn nên tại Công văn số 115/TB-VPCP ngày 21/3/2014 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho phép hai địa phương này lùi thời gian bàn giao mặt bằng sang tháng 5/2014.

Tuy nhiên, tại cuộc họp trực tuyến ngày 15/4 của Chính phủ về tiến độ giải phóng mặt bằng dự án Quốc lộ 1 A, Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng cho biết, riêng hai tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên, tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư quá chậm, không đạt mục tiêu đề ra.

Theo Bộ trưởng Thăng, hiện Quảng Ngãi mới bàn giao mặt bằng được gần 63/81,73 km , đạt gần 75%.

Tương tự tại Phú Yên, đến nay mới bàn giao được gần 75%, tương đương gần 65 km trong tổng số gần 87 km, dù trước đó, lãnh đạo tỉnh đã cam kết sẽ bàn giao 100% mặt bằng trước 4/2014.

Tại cuộc họp, đại diện VNPT, EVN và Viettel cũng cho biết, do vẫn còn một số đoạn Quốc lộ 1A qua hai tỉnh này chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng nên việc di chuyển các hạ tầng điện lực và viễn thông của những đơn vị này cũng gặp khó khăn dù số  lượng còn rất ít.

Giải trình nguyên nhân của sự chậm chễ, lãnh đạo tỉnh Phú Yên cho biết, do số lượng hộ phải giải tỏa lên tới 1.220 hộ phải giải tỏa nên cần tới 330 tỷ đồng để xây dựng các khu tái định cư, nhưng ngân sách địa phương quá hạn hẹp nên mới bố trí được hơn 60 tỷ đồng.

“Các hộ dân nằm trong diện giải tỏa đều sẵn sàng di dời, tuy nhiên không đủ kinh phí xây khu tái định cư nên không biết dời dân đi đâu”, đại diện lãnh đạo tỉnh Phú Yên than.

Vị này cũng cho biết, để đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, tỉnh cũng đã cố gắng khi đưa ra chính sách hỗ trợ các hộ dân 6 tháng tiền thuê nhà để bàn giao đất sớm khi chưa có nhà tái định cư cộng thêm 5 triệu đồng nếu di dời ngay.

Tuy nhiên, người dân cũng không di dời được vì…không tìm được nhà cho thuê.

Không đủ kinh phí xây dựng các khu tái định cư cũng là nguyên nhân chính mà lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đưa ra giải thích cho sự chậm chễ. Theo đó, tỉnh này cần tới 352 tỷ đồng xây 17 khu tái định cư nhưng mới chỉ bố trí được 100 tỷ đồng, nên không đủ nhà tái định cư cho các hộ dân cần di dời.

“Khó khăn về vốn do ngân sách tỉnh nghèo có thể thông cảm một phần. Tôi yêu cầu Bộ Tài chính và Bộ Giao thông - Vận tải xem xét các nguồn, nhanh chóng tạm ứng cho mỗi địa phương này 100 tỷ đồng để hoàn thành các khu tái định cư. Nhưng lãnh đạo hai tỉnh phải nghiêm túc xem lại cách chỉ đạo điều hành, tại sao Quốc lộ 1A đi qua 34 tỉnh, không ít tỉnh cũng khó khăn tại sao họ vẫn làm được mà Quảng Ngãi, Phú Yên không làm được”, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo.

Phó thủ tướng cũng chỉ đạo hai tỉnh phải xen ghép tối đa trong việc tái định cư cho các hộ dân, tạm ứng tiền thuê nhà và trích nguồn dự trữ gạo để hỗ trợ các hộ dân trong thời gian di dời.

Ngoài ra, lãnh đạo hai tỉnh cũng phải trực tiếp xuống hiện trường, kiểm tra xem xét các huyện đã làm tốt chưa, có gặp gỡ người dân để lắng nghe ý kiến và tháo gỡ các vướng mắc hay không thay vì ngồi một chỗ “chỉ tay năm ngón”.

“Chính phủ đã cho phép áp dụng cơ chế chỉ định thầu đối với các chủ đầu tư xây dựng những khu tái định cư. Như vậy, tỉnh đã được phép lựa chọn các nhà thầu có năng lực và tiềm lực tài chính để thực hiện. Được chỉ định thầu tức là chủ đầu tư đã được lợi trong đó thì phải yêu cầu họ ứng tiền ra làm trước rồi thanh toán sau bằng từ tiền bán lại cho người dân và như tiền ngân sách nên lãnh đạo tỉnh không thể chỉ ngồi đó mà kêu không có tiền”, Phó thủ tướng bức xúc.

Phó thủ tướng cũng yêu cầu lãnh đạo hai tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên kiểm điểm, xử lý nghiêm những cán bộ, tổ chức gây chậm chễ trong tiến độ giải phóng mặt bằng; đồng thời yêu cầu Phú Yên phải bàn giao 100% mặt bằng trước ngày 31/5/2014 và Quảng Ngãi bàn giao trước 30/6/2014 nếu không sẽ kỷ luật lãnh đạo địa phương.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư